Chợ Nổi

Cái Răng, Cần Thơ

Vàm Ô môn

Thới an, Ô môn

Đại Nam

Bình Dương

Thới Lai

Cần Thơ

Friday, November 7, 2014

Google sắp ra mắt dịch vụ nghe nhạc trực tuyến mới

Những báo cáo gần đây cho thấy chỉ trong một vài tuần tới, Google sẽ tung ra một dịch vụ nghe nhạc trực tuyến hoàn toàn mới.
Google sắp ra mắt dịch vụ nghe nhạc trực tuyến mới
Google cách đây không lâu cũng được cho là đang cố gắng đầu tư mua lại Spotify cũng là một tên tuổi chuyên cung cấp dịch vụ âm nhạc trực tuyến với chi phí 10 USD/tháng.
Spotify cũng tựa như Songza, dịch vụ nghe nhạc trực tuyến từng được Google mua lại với tính năng đề xuất bài hát theo từng mốc thời gian trong ngày, theo hoạt động của người dùng dịch vụ hay dựa trên sở thích âm nhạc của họ.
Mặc dù đã hoàn tất thương vụ với Songza từ khá lâu (tháng 07/2014) nhưng tính đến thời điểm này, Google vẫn chưa có đáp án cho câu hỏi liệu hãng có tung ra một dịch vụ nghe nhạc tương tự như Songza hay không. Thay vào đó, Google chỉ cho hay hãng vẫn đang không ngừng hoàn thiện và nâng cấp dịch vụ Youtube.
Theo một số chuyên gia phân tích nhận định, việc Google tung ra dịch vụ nghe nhạc mới trong lĩnh vực âm nhạc trực tuyến có thể là một chuyển biến tốt cho hãng. Vì với tư cách là một tên tuổi lớn trong nền tảng dành cho người dùng cuối, Google cần cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ dành cho người tiêu dùng - và giải trí, truyền thông là một trong những lĩnh vực then chốt, đặc biệt là với người dùng ứng dụng di động.
Chuyên gia phân tích tại Moor Insights & Strategy cũng đồng tình với nhận định trên khi cho rằng hầu hết người tiêu dùng bỏ ra rất nhiều thời gian cho việc nghe nhạc trực tuyến.
Mặc dù có một khởi động chậm hơn so với các đối thủ, nhưng Google có lợi thế rất lớn bởi những tài nguyên sẵn có của hãng. Song thiết nghĩ, Google không cần phải tạo ra một sự khác biệt cho sản phẩm tương lai của mình. Thay vào đó, hãng nên tập trung vào việc cạnh tranh giá dịch vụ.
                                                                                                                                             Theo TTCN

Wednesday, November 5, 2014

Cách kết nối laptop với TV

Kết nối laptop với TV tưởng chừng như rất đơn giản nhưng thực chất không phải ai cũng biết được hết các cách kết nối. Mỗi thiết bị có một cách kết nối khác nhau giữa các cổng nhưng nếu bạn quan tâm thì bạn có thể đọc bào dưới đây để có thể tìm ra cách tốt nhất cho mình!
Cách kết nối laptop với TV

1. Các loại kết nối

TV (nhất là các TV đời mới) thường hỗ trợ nhiều kết nối khác nhau, vì vậy bạn phải tìm ra loại kết nối phù hợp, cho phép máy tính “gắn bó” với TV. Laptop và TV của bạn càng mới, quá trình này sẽ càng dễ dàng, đem lại cho bạn video và âm thanh chất lượng tốt hơn.

2. Các kết nối HDMI

Cách kết nối laptop với TV
Tất cả các TV hiện đại đều có đầu vào HDMI, và hiện nó là cách tốt nhất để kết nối bất kỳ thiết bị nào với TV. HDMI có cáp nối nhẹ, dễ tháo lắp, cung cấp chất lượng video, âm thanh cao cấp. Nếu đang cố gắn kết chiếc TV bạn mua trong vòng vài năm qua (HDMI đã được sử dụng rộng rãi từ đầu năm 2005) với máy tính xách tay thì HDMI sẽ là phương án khả thi.

a. HDMI với HDMI

Mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng đơn giản nếu cả laptop và TV đều có cổng HDMI. Giống như TV, phần lớn laptop được sản xuất gần đây đều có cổng HDMI. Giá cáp HDMI khá rẻ và việc kết nối các thiết bị bằng phương pháp này cực kỳ dễ.

b. DVI với HDMI

Có thể bạn sẽ không bao giờ thấy laptop hoặc TV có cổng DVI nhưng nó lại khá phổ biến trên máy tính để bàn. DVI sử dụng tín hiệu số để xuất ra video, vì vậy có thể dùng nó với HDMI mà vẫn duy trì được chất lượng tuyệt vời. Hạn chế lớn nhất khi sử dụng DVI thay vì HDMI là nó không mang theo tín hiệu âm thanh.

c. HDMI với Thunderbolt hoặc Mini DisplayPort

Thunderbolt và Mini DisplayPort sử dụng các kết nối giống nhau, có thể được sử dụng để cung cấp video và âm thanh chất lượng cao cho TV thông qua HDMI. Do cả 2 kết nối là kỹ thuật số, chúng cũng có thể được chuyển đổi sang DVI. Bạn còn có thể mua adapter để chuyển đổi Thunderbolt/Mini DisplayPort thành VGA. Hãy nhớ rằng nếu chuyển đổi sang DVI hoặc VGA, bạn sẽ mất tín hiệu âm thanh.

d. HDMI với DisplayPort

DisplayPort có thể dễ dàng chuyển đổi sang DVI hoặc HDMI (cả 3 đều là tín hiệu số). Bằng việc dùng kết nối DisplayPort, bạn sẽ giữ được chất lượng video và âm thanh tuyệt vời giống như sử dụng HDMI, nhưng rõ ràng cáp DisplayPort ít phổ biến hơn.

3. Các kết nối VGA

Cách kết nối laptop với TV

a. VGA với VGA

Kết nối VGA khá phổ biến trên máy tính và TV nhưng đang trở nên lỗi thời, vì vậy có thể bạn không thấy nó trên các model laptop mới. VGA có thể tạo ra hình ảnh đẹp nhưng không bằng các “đối tác” số (HDMI, DVI) được. VGA cũng không thể mang theo tín hiệu âm thanh.

b. VGA với DVI

Với kiểu kết nối này, bạn sẽ có được chất lượng analog (kĩ thuật tương tự) mà VGA cung cấp, và sẽ phải tìm ra cách khác để có tín hiệu âm thanh.

4. Các kết nối âm thanh

Nếu sử dụng VGA hoặc DVI để kết nối máy tính với TV, bạn sẽ phải tìm một cách khác để có được tín hiệu âm thanh. Về cơ bản bạn có 2 lựa chọn: i) sử dụng loa ngoài mà bạn cắm vào máy tính (hoặc sử dụng loa tích hợp trong laptop), hoặc ii) sử dụng cáp âm thanh riêng biệt để xuất âm thanh từ máy tính sang TV.
Cách kết nối laptop với TV
Thông thường, TV sẽ chấp nhận cáp 3,5mm mà có thể được sử dụng kết hợp với cáp tín hiệu video.
Cách kết nối laptop với TV

5. Kết nối không dây

Nếu bạn không muốn dây dợ lằng nhằng, có nhiều sản phẩm (ví dụ như Netgear Push2TV) có thể truyền tín hiệu video của máy tính sang TV thông qua mạng Wi-Fi.
Cách kết nối laptop với TV
Các thiết bị nhỏ này có thể cắm vào TV thông qua cổng HDMI và sau đó kết nối không dây với máy tính. Đây không phải giải pháp lý tưởng để chơi video game nhưng có thể dùng để truyền video 1080p “ngon lành”.

6. Tinh chỉnh laptop

Sau khi laptop đã cắm vào TV, cả 2 thiết bị sẽ nhận ra kết nối và tự động điều chỉnh. Có thể một lời nhắc sẽ bật lên trên TV:
Cách kết nối laptop với TV
Nếu TV không tự động phát hiện và điều chỉnh đối với kết nối mới, bạn sẽ phải tự chọn đầu vào chính xác trên TV của mình. Nếu đang ở trên đúng đầu vào và vẫn không thấy hình ảnh, bạn sẽ phải điều chỉnh các thiết lập màn hình trên máy tính.
Cách dễ nhất là bấm tổ hợp phím Start+P. Từ đó, bạn có thể quyết định cách mình muốn sử dụng màn hình TV.

Windows 8:

Cách kết nối laptop với TV

Windows 7:

Cách kết nối laptop với TV

Vì sao sóng WiFi thường bị yếu ở các căn phòng trong góc nhà?

Một trong những điểm yếu của WiFi đó là chất lượng sóng không được ổn định khi thiết bị thu và thiết bị phát bị nhiều bức tường ngăn cách.
Vì sao sóng WiFi thường bị yếu ở các căn phòng trong góc nhà?
Điều này cũng có một phần lý do ở thiết bị của chúng ta, ví dụ như laptop có thể sẽ bắt sóng WiFi mạnh hơn tablet, tablet lại bắt sóng mạnh hơn smartphone. Để giải thích về việc tại sao sóng WiFi có cường độ không đồng đều ở mỗi khu vực trong nhà chúng ta, tiến sĩ Vật lý Jason Cole đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.
Jason Cole lấy ví dụ chúng ta đặt bộ phát sóng WiFi (Access Point) ở một góc tường phía đầu nhà. Thử hình dung sóng WiFi sẽ có hình dạng giông giống như bàn tay của chúng ta, tức là có chỗ sẽ mạnh, dài, đồng thời cũng có chỗ ngắn và yếu. Trong trường hợp này là càng gần AP thì sóng càng mạnh và càng xa AP thì sóng càng yếu. Vì lí do này mà sóng sẽ không vương tới được các điểm ở cuối nhà, nhất là những nơi bị tường ngăn cách.
Để giải quyết vấn đề này, Jason Cole khuyên chúng ta hãy thiết kế để làm sao bộ AP có thể được đặt ở giữa nhà, từ đó sóng WiFi có thể như những xúc tu của bạch tuột, vương ra khắp mọi vị trí trong nhà nhằm giúp các thiết bị bắt sóng được dễ dàng và ổn định hơn.
Tham khảo cụ thể hơn về các phép tính toán sóng WiFi ở các vị trí đặt của AP trong nhà chúng ta theo bài viết của Jason Cole ở đây.



Cách chuyển dữ liệu cho bạn bè với tốc độ cao

Khi nói đến việc chuyển các tập tin giữa các máy tính thì USB thường là thiết bị được nghĩ đến nhiều nhất cho nhiệm vụ này. Tuy nhiên, có một rắc rối là bạn phải di chuyển và kết nối USB vào máy tính theo cách thủ công, nếu 2 máy tính gần nhau thì dễ nhưng nếu 2 máy tính cách xa nhau thì đây có lẽ là một việc khá mệt.
Cách chuyển dữ liệu cho bạn bè với tốc độ cao
Nếu bạn cảm thấy khá rắc rối thì Infinit có lẽ là biện pháp mà bạn nên thử. Infinit sẽ giúp bạn gửi dữ liệu đến người nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua giao thức mạng ngang hàng (Peer-to-peer network).

Vậy làm thế nào để cài đặt và sử dụng Infinit?

Infinit được cung cấp miễn phí cho Mac và Windows. Trước khi tải về cài đặt, bạn cần truy cập vào trang web của Infinit và tiến hành đăng ký cho mình một tài khoản.
Cách chuyển dữ liệu cho bạn bè với tốc độ cao
Sau đó bạn hãy tải về gói cài đặt của Infinit và tiến hành cài đặt vào máy tính. Sau khi cài đặt xong, bạn sẽ thấy biểu tượng của Infinit xuất hiện ở Taskbar, bây giờ bạn nhấn đôi chuột vào nó và tiến hành đăng nhập.
Cách chuyển dữ liệu cho bạn bè với tốc độ cao
Khi lần đầu tiên đăng nhập và sử dụng, bạn sẽ được nhóm kĩ thuật của Infinit gửi 1 tập tin có thên “Infinit – Episode 2.mp4" để kiểm tra, bạn có thể đồng ý nhận hoặc không thông qua nút lệnh tương ứng. Để gửi một tập tin nào đó, bạn nhấn vào biểu tượng của Infinit ở khay hệ thống và chọn 1 trong 2 lệnh là Send to Userhoặc “Get a Link”.
Cách chuyển dữ liệu cho bạn bè với tốc độ cao
Hãy đảm bảo người nhận cũng sở hữu một tài khoản Infinit và có cài đặt ứng dụng Infinit trên máy tính. Khi đó bạn hãy nhập tên người nhận vào tùy chọn “Search or select a user”, khi tên người dùng được hiển thị, hãy đánh dấu check vào họ và bạn có thể gửi một tin nhắn đến họ với giới hạn 100 kí tự. Còn với tùy chọn Get a Link thì đơn giản là bạn chỉ việc chờ dữ liệu được tải lên Infinit và gửi đường dẫn đến người nhận là xong.
Cách chuyển dữ liệu cho bạn bè với tốc độ cao
Tiếp theo hãy nhấn vào biểu tượng (+) tương ứng với tùy chọn “Add files”, và bây giờ bạn chỉ việc điều hướng đến dữ liệu mình muốn chia sẽ và chờ là xong. Còn nếu bạn chọn phương pháp Get a Link thì bạn hãy chờ đến khi thông báo “Link ready! Link has been copied to your clipboard.” xuất hiện và công việc còn lại của bạn là gửi liên kết tải cho người nhận là được.
Cách chuyển dữ liệu cho bạn bè với tốc độ cao
Còn với lựa chọn “Send to User” thì ngay khi người gửi chọn dữ liệu xong thì phía người nhận sẽ hiển thị thông báo nhận dữ liệu. Và khi được chấp nhận thì dữ liệu sẽ tự động được gửi-nhận ngay tức thì.
Cách chuyển dữ liệu cho bạn bè với tốc độ cao
Khá đơn giản phải không? Không cần USB hay bài hướng dẫn qua email nào cả, bạn chỉ cần 3 thao tác đơn giản để sử dụng Infinit là “kéo, thả và xong!”

Tuesday, November 4, 2014

Tải Skype và cài Skype qua các bước cơ bản

Skype hiện vẫn đang là ứng dụng hỗ trợ video call miễn phí uy tín và được nhiều người chọn sử dụng để liên lạc với người thân khi đi học, đi công tác xa. Bạn cũng nên bắt đầu thử tải Skype và cài Skype…
Những ứng dụng OTT có chức năng nhắn tin, gọi điện, video call miễn phí tương tự như Skype hiện nay “mọc lên như nấm”, có thể kể ra ngay một số làm ví dụ nhưLINEZaloViberTango hay BeeTalk…
Mặc dù vậy, Skype vẫn là một dạng riêng biệt vì ứng dụng này hoạt động độc lập trên PC mà không cần liên kêt với tài khoản trên smartphone. Tất nhiên Skype cũng có mặt trên đủ các nền tảng di động như Android, iOS, Windows Phone, BlackBerry hay Fire (Amazon Kindle).
Hơn nữa chất lượng video call của Skype vẫn đang được đánh giá cao nên nhiều người vẫn chọn sử dụng để liên lạc với người thân khi đi học, đi công tác xa. Vì thế nếu bạn chưa từng thử qua, ICTnews sẽ hướng dẫn cách tải Skype và cài Skype để bắt đầu một cách nhanh chóng nhất.
Tải Skype, cài Skype cho PC
Bước 1: Trước hết bạn hãy lên trang chủ của Skype và chọn nút Get Skype for Windows desktop để tải Skype về cho PC, sau đó cài đặt.
Tải Skype và cài Skype: Trước hết bạn hãy lên trang chủ của Skype và chọn nút “Get Skype for Windows desktop” để tải Skype về cho PC…
Bước 2: Sau khi cài đặt xong, lựa chọn đăng nhập bằng tài khoản Microsoft hoặc tài khoản Facebook.
              Tải Skype và cài Skype: Lựa chọn đăng nhập bằng tài khoản Microsoft (nút 1) hoặc tài khoản Facebook (nút 2).
                                          Tải Skype và cài Skype: Đây là giao diện đăng nhập bằng tài khoản Microsoft.
Bước 3: Hãy tạo ra một tài khoản Skype bằng cách bấm nút I’m new to Skype
                      Tải Skype và cài Skype: Hãy tạo ra một tài khoản Skype bằng cách bấm nút “I’m new to Skype”.
                                  Tải Skype và cài Skype: Nhấn nút “I agree - join Skype” để bắt đầu sử dụng Skype.
Bước 4: Bấm nút Continue để bắt đầu thực hiện quy trình thiết lập ban đầu của Skype.
                     Tải Skype và cài Skype: Bấm nút Continue để bắt đầu thực hiện quy trình thiết lập ban đầu của Skype.
Bước 5: Skype sẽ để cho bạn chọn và kiểm tra các tín hiệu cơ bản cho một cuộc gọi video call như loa, mic thu âm hay hình ảnh webcam. Sau khi chọn xong hãy bấm Continue.
Tải Skype và cài Skype: Skype sẽ để cho bạn chọn và kiểm tra các tín hiệu cơ bản cho một cuộc gọi video call như loa (1), mic thu âm (2) hay hình ảnh webcam (3). Sau khi chọn xong hãy bấm Continue.
Bước 6: Bấm tiếp Continue để chọn luôn ảnh đại diện cho mình.
                                   Tải Skype và cài Skype: Bấm tiếp Continue để chọn luôn ảnh đại diện cho mình.
Bước 7: Bạn có thể chụp ảnh đại diện luôn bằng webcam hoặc có thể bấm nút Browse để tải ảnh từ PC lên…
Tải Skype và cài Skype: Bạn có thể chụp ảnh đại diện luôn bằng webcam (nút 2) hoặc có thể bấm nút Browse (nút 1) để tải ảnh từ PC lên…
                                 Tải Skype và cài Skype: Ấn “Use this picture” nếu đã hài lòng với bức ảnh đại diện.
Bước 8: Bấm nút Start using Skype, vậy là bạn đã có thể bắt đầu dùng các tính năng nhắn tin, gọi điện và video call miễn phí.
                                                            Tải Skype và cài Skype: Bấm nút “Start using Skype”.

4 nguyên tắc ăn uống giúp bạn tránh xa các bệnh ung thư

Các thói quen xấu trong ăn uống là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư. Tránh nướng hay rán đồ ăn quá kỹ


4 nguyên tắc ăn uống giúp bạn tránh xa các bệnh ung thư
ảnh minh họa
Đồ ăn nướng và rán quá kỹ thường sẽ bị cháy, khiến món ăn không còn hấp dẫn, nhưng quan trọng hơn, đó cũng là nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc bệnh ung thư.
Khi thực phẩm bị nướng hoặc rán cháy, trong món ăn sẽ sản sinh ra chất AGE. Sau khi chúng ta ăn các thực phẩm bị cháy đó, AGE sẽ đi vào các bộ phận, mạch máu, tế bào, các mô… và gây hại. Điều này không tốt chút nào bởi nó có khả năng làm tổn thương tổ chức mô lành, làm biến tính protein… Hậu quả là gây lão hóa nhanh, dẫn đến các bệnh về thần kinh (khi AGE di chuyển lên não), gây nên các bệnh xương khớp… và đặc biệt là dẫn đến ung thư.
Không sử dụng lại dầu, mỡ
Các món ăn sử dụng lại dầu, mỡ cũ để chế biến sẽ sản sinh ra chất glycerol, là một chất gây ra bệnh ung thư. Vì thế, các bạn chỉ nên dùng dầu, mỡ mới để nấu ăn. Một mẹo nhỏ cho bạn là chỉ cho một lượng dầu hoặc mỡ vừa đủ để tránh bị thừa và để tới bữa sau.
Bên cạnh đó, chúng mình cũng nên hạn chế ăn các món chiên, rán ở những hàng ăn không đảm bảo. Rất nhiều hàng quán có thói quen sử dụng dầu, mỡ từ ngày này qua ngày khác để nấu ăn cho khách. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi nó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn quá nhiều dầu, mỡ nhé!
Tuyệt đối không ăn thực phẩm đã hỏng, quá hạn
Chúng ta tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm quá hạn, thực phẩm để lâu bởi chúng thường đã bị nấm, mốc... ngay cả khi mắt thường không nhìn thấy. Nguyên nhân là do trong nấm, mốc có chứa độc tố aflatoxin, là độc tố rất nguy hiểm, kể cả ở nhiệt độ cao cũng không bị phân hủy, khi ăn vào sẽ gây ung thư tại các bộ phận mà nó xâm nhập, thường là dạ dày, gan…
Nên ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật
Một chế độ ăn uống với nhiều rau, củ, quả và các món ăn từ thực vật sẽ cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng lành mạnh như các vitamin, khoáng chất, chất xơ… Điều này sẽ giúp chúng ta có một sức đề kháng tốt để chống lại các tác nhân gây ung thư. Đặc biệt, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề cân nặng.
Chế độ ăn nhiều rau, củ, quả cũng đã được khoa học chứng minh là góp phần giảm tới 20% nguy cơ ung thư. Chúng mình nên tăng cường các loại rau có lá xanh đậm, cải bắp, cà rốt, cà chua… bởi đó là những loại rau có giá trị cao trong việc ngăn ngừa ung thư.

Tips: Một số thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư
- Cà rốt: Trong cà rốt có chứa falcarinol, là một chất chống ung thư.
- Đậu nành: Đậu nành chứa chất ức chế các tế bào ung thư, không cho chúng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
- Rau họ cải: Các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải bắp… chứa một số chất có thể giúp ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư vú.
- Cà chua: Cà chua rất giàu lycopene, cũng là một chất có khả năng chống lại các gốc tự do gây ung thư.
- Khoai lang: Khoai lang chứa một thành phần đặc biệt có tên DHEA, có thể phòng ngừa ung thư và chống lão hóa.

Bí quyết xào rau bí tỏi ngon như ngoài tiệm

Để có được món rau bí xào tỏi ngon như ăn ngoài tiệm thì các chị em hãy tham khảo bí quyết mà chúng tôi đưa ra dưới đây nhé.


Ảnh  minh họa
Ảnh minh họa
Nguyên liệu
1 Mớ rau bí
Tỏi, dầu ăn, dầu hào, gia vị.
Cách chế biến
Rau bí nhặt bỏ xơ rồi rửa sạch, cho vào nồi nước sôi có vài hạt muối chần qua cho rau được xanh, bạn nên cho cọng rau vào trước, khi nước sôi lại thì mới cho lá vào, đợi sôi lại lần nữa thì bắc ra luôn.

Vớt rau ra rổ và xả qua nước lạnh. Tỏi bóc vỏ, xắt lát rồi cho ½  vào dầu ăn phi thơm. Tiếp tục cho rau bí vào xào, nêm gia vị nhưng nên nêm hơi nhạt một chút.

Khi rau chuẩn bị chín mềm thì đổ nốt ½ chỗ tỏi còn lại vào và thêm dầu hào cho món ăn được bóng đẹp và thơm dậy mùi tỏi.

Rau bí xào ngon sẽ có cọng rau rất giòn, lá mềm thấm gia vị và rau xanh. Để có đĩa rau trông bắt mắt bạn hãy nêm thêm một chút dầu hào khi chuẩn bị tắt bếp cho món ăn được bóng đẹp.
Lưu ý khi xào rau
Lửa to xào rau
Vitamin C và B1 đều "sợ"nóng, vì vậy khi xào rau không nên dùng lửa nhỏ "om", nên vặn lửa thật to. Còn nữa, cho vào rau một chút giấm sẽ giữ được nhiều vitamin hơn.
Xào rau xong ăn luôn
Thói quen ngâm rau sau khi tắt bếp sẽ làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi món ăn vừa nấu xong nên cho ra đĩa “đánh chén” ngay lập tức.

Google ra mắt ứng dụng lịch Calendar mới, có cả cho iOS

Ứng dụng Calendar mới của Google không chỉ lột xác về diện mạo mà còn được bổ sung nhiều tính năng hữu ích như quét vào hòm thư Gmail để tự động đẩy các thông tin chuyến bay, lịch hẹn về ứng dụng lịch.


Google ra mắt ứng dụng lịch Calendar mới, có cả cho iOS
ảnh minh họa
Cùng với việc phát hành Android 5.0, Google mới đây cũng công bố phiên bản mới cho ứng dụng lịch Google Calendar trên Android với nhiều bổ sung hữu ích. Calendar giờ đây không chỉ đẹp hơn mà còn giúp người dùng nhập các sự kiện một cách dễ dàng, thuận tiện.
Theo đó, Calendar sẽ lướt qua hòm thư Gmail của bạn và tìm các thông tin như ngày tháng, địa điểm, cũng như bất kì thông tin quan trọng khác mà có thể bạn cần, sau đó tự động đẩy các thông tin này về lịch. Ví dụ như trong Gmail của bạn có bức thư về lịch trình chuyến bay, Calendar sẽ quét thấy và tự động tạo lịch nhắc việc chuyến bay cho bạn. Tương tự với các mail về lịch họp, hẹn đi ăn uống...

Khi bạn lên lịch một sự kiện, Calendar cũng tự động gợi ý các thông tin về địa điểm, người tham dự (trong danh bạ của bạn). Một bổ sung thú vị khác trên Google Calendar là tính năng "schedule view". Nó cho phép bạn sử dụng những hình nền phù hợp với nội dung, bối cảnh của một sự kiện.
Ví dụ như sự kiện của bạn là đi du lịch Hạ Long, bạn có thể chọn hình nền là ảnh chụp toàn cảnh vịnh Hạ Long, nhờ đó mà chỉ cần nhìn qua bạn cũng đã có thể gợi nhớ phần nào nội dung của sự kiện.
Hiện tại, bản Google Calendar mới sẽ có mặt trên tất cả thiết bị đã được nâng cấp lên Android 5.0. Trong ít tuần nữa, nó sẽ được Google đưa lên chợ Play Store, và nếu thiết bị của bạn đang dùng bản Android từ 4.1 trở lên, bạn có thể tải về để sử dụng.
Bên cạnh đó, Google cũng tuyên bố sẽ ra mắt ứng dụng Calendar của mình cho iPhone, đánh dấu việc lần đầu tiên Google phát hành một ứng dụng lịch cho iOS. Tuy nhiên, hãng chưa công bố thời điểm phát hành.

Chia sẻ kinh nghiệm chọn và sử dụng hiệu quả các dịch vụ đám mây

Các dịch vụ đám mây hiện nay xuất hiện khá nhiều, thế nên chúng ta có khá nhiều lựa chọn để dùng trong cuộc sống bình thường cũng như xài cho công việc nữa. Tuy nhiên, nhiều như thế thì nên chọn ra sao, nên phối hợp chúng như thế nào để các dịch vụ Cloud thật sự phục vụ tốt nhất có thể cho chúng ta?
Trong bài viết này mình xin chia sẻ với các bạn cách mà bản thân đã tận dụng cloud cho nhiều mục đích khác nhau cũng như hiệu quả do chúng mang lại. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn rút ra được cách sử dụng tốt hơn cho chính mình. Và như mọi khi, mình rất hoan nghênh các bạn cùng chia sẻ kinh nghiệm về các dịch vụ đám mây để cho mọi người cùng tham khảo nhé.
Chia sẻ kinh nghiệm chọn và sử dụng hiệu quả các dịch vụ đám mây

1. Lưu trữ tập tin quan trọng: Dropbox

Mình bắt đầu dùng Dropbox cách đây 3 năm, và đến nay toàn bộ dữ liệu quan trọng nhất của mình đều nằm trên dịch vụ lưu trữ này. Dung lượng miễn phí của mình được 33GB, và hiện mới chỉ dùng có 8GB để lưu file mà thôi. Vậy những file quan trọng đó là gì? Nó là các văn bản, bảng tính, tập tin thuyết trình, hồ sơ sổ sách, hình ảnh, thậm chí là cả những tập tin dự án, bản vẽ, sơ đồ của công việc nữa.
Trong Dropbox, tất cả mọi file đều được mình xếp vào nhiều folder gọn gàng để dễ tìm lại khi cần thiết, ví dụ như mình có một thư mục để lưu ảnh gia đình, một cái để lưu ảnh công tác, một thư mục khác cho công ty, trong đó là nhiều folder cho những dự án mình từng và đang tham gia... Đây cũng là một điều mình muốn chia sẻ: khi sử dụng các dịch vụ lưu trữ như thế này, bạn đừng tiết kiệm thời gian tổ chức lại tập tin, hãy làm điều đó ngay từ bây giờ, nếu không thì khi cần sử dụng bạn sẽ phải lục tung toàn bộ tài khoản mà có khi còn tìm không ra được thứ mình muốn nữa đấy.
Chia sẻ kinh nghiệm chọn và sử dụng hiệu quả các dịch vụ đám mây
Tại sao mình lại chọn Dropbox mà không phải là OneDrive và Google Drive, trong khi OneDrive mình có đến 1TB dung lượng còn Google Drive là 90GB?
  • Lý do trước nhất, theo thử nghiệm của riêng mình, mình thấy rằng tốc độ đồng bộ của Dropbox là tốt nhất trong số những dịch vụ nổi tiếng. Việc upload, download diễn ra rất nhanh chóng trên nhiều thiết bị đồng thời.
  • Thứ hai, Dropbox hỗ trợ tất cả mọi nền tảng phổ biến, Windows, OS X, Android, iOS, BlackBerry… chơi được hết. Riêng Windows Phone phải xài app bên thứ ba nhưng vẫn ổn.
  • Thứ ba, giao diện nền web của Dropbox rất thân thiện, dễ dùng và tốc độ tải nhanh, nhờ đó mình có thể dễ dàng lấy tập tin của mình mọi lúc mọi nơi. Chính Dropbox nền web đã cứu mình vài bàn thua trông thấy.
  • Cuối cùng, Dropbox hỗ trợ khôi phục lại các tập tin đã xóa hoặc đã chỉnh sửa theo từng mốc thời gian. Tính năng gọi là versioning. Ví dụ, bạn lỡ tay lưu đè tập tin nào đó thì bạn có thể dễ dàng lên web của Dropbox để khôi phục lại phiên bản trước đó. Thời hạn để một tập tin có thể được khôi phục lên đến 30 ngày, và đây là điểm tuyệt vời nhất so với các dịch vụ lưu trữ online khác.

2. Chia sẻ một thư mục để làm việc chung với nhiều người: Dropbox

Lại là Dropbox. Bạn có thể nhanh chóng chia sẻ cả một thư mục với một người dùng Dropbox khác, lúc đó họ có thể truy cập, chỉnh sửa, thêm tập tin mới… y hệt như những gì bạn có quyền làm. Tất nhiên là nếu muốn thì bạn vẫn có thể thiết lập chỉ cho phép đọc mà không cho phép chỉnh sửa. Điểm hay của tính năng chia sẻ này đó là thông qua Dropbox, chúng ta có được một nơi lưu trữ chung cho tất cả mọi người, đảm bảo mọi tập tin quan trọng đều được đồng bộ lên mây để truy cập bất kì khi nào cần thiết. Với những dự án có nhiều người cùng tham gia, mỗi người đảm trách một phần khác nhau thì tất cả đều có thể đẩy file của mình lên thự mục chia sẻ này.
Chia sẻ kinh nghiệm chọn và sử dụng hiệu quả các dịch vụ đám mây
Trong trường hợp có hai người cùng chỉnh sửa một tập tin, Dropbox sẽ thông báo cho bạn biết, đồng thời tạo thêm một bản sao của tập tin để tránh người này lưu đè lên các thay đổi của người kia. Tuy nhiên, với tình huống nhiều người cần phải cùng biên tập một file tại một thời điểm thì chúng ta sẽ dùng công cụ khác, Dropbox không đủ khả năng đảm đương. Mình sẽ nói ở bên dưới.
Vậy việc chia sẻ thư mục này nếu so Dropbox với OneDrive hay Google Drive thì sẽ như thế nào? Theo mình thấy thì như nhau, tuy nhiên số lượng bạn bè của mình có sẵn tài khoản Dropbox thì nhiều hơn nên mình chọn dùng nó. Nếu muốn bạn có thể thử hai giải phá kia cũng được.

3. Hợp tác làm việc trên các tập tin văn phòng: Google Drive

Google Drive được tích hợp sẵn các công cụ bao gồm Docs, Sheets và Slides để cho phép chúng ta biên tập các tập tin Word, Excel, PowerPoint, và Drive làm cực kì tốt nhiệm vụ này. Ngoài việc hỗ trợ gần như đầy đủ các tính năng định dạng văn bản quen thuộc, chèn bảng tính, công thức, thiết kế slide thuyết trình… thì bộ ba công cụ nói trên còn cho phép nhiều người cùng biên tập một file ở một thời điểm. Ví dụ, bạn có thể chỉnh đoạn văn thứ 2 trong văn bản, song song đó một người khác có thể đang chèn hình vào file. Điểm thú vị đó là tất cả mọi thay đổi đều diễn ra theo thời gian thực, tức là nếu như người khác đang nhập liệu hay chèn hình gì đó thì bạn đều thấy được hết. Tất nhiên, vì tính hợp tác cao như thế nên khi bạn lưu lại thì mọi thay đổi sẽ được giữ đầy đủ, không có chuyện thay đổi của người trước đè lên người sau.
Chia sẻ kinh nghiệm chọn và sử dụng hiệu quả các dịch vụ đám mây
Ba người khác nhau đang cùng edit bài viết này​
Song song đó, Google Drive còn cung cấp một trình chat tích hợp nên bạn có thể dễ dàng trao đổi với những người làm chung nhóm của mình. Tính năng bình luận (comment) cũng là một thứ hữu ích bởi bạn có thể đánh dấu những đoạn nào cần sửa chữa, người khác vào sẽ thấy tất cả bình luận của nhau và sửa lại phần công việc của mình cho phù hợp. Những tính năng này giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi làm việc nhóm.
Sau khi đã biên tập, các tập tin trên Drive có thể được xuất ra thành tập tin Office với tính tương thích cao, đảm bảo hầu hết định dạng vẫn được giữ nguyên như những gì chúng ta thấy trên Drive. Bạn nên xem thêm bài Một số thủ thuật hay khi sử dụng Google Drive để biết thêm các mẹo vặt hữu ích khi sử dụng dịch vụ này.
Microsoft OneDrive cũng có công cụ tương tự, tuy nhiên mình dùng thử thì thấy rằng tốc độ xử lý tập tin không nhanh, việc chia file hơi rắc rối hơn so với Google Drive. Lúc chỉnh sửa các văn bản, bảng tính hay bài thuyết trình thì độ phản hồi, độ nhạy của giao diện cũng chưa tốt. Apple iWork for iCloud thì hiện vẫn còn trong giai đoạn beta và tốc độ cũng chậm hơn nhiều so với Google Drive.

4. Sao lưu danh bạ và sự kiện lịch: Google hoặc Microsoft Account

Điều may mắn đó là hiện nay hầu hết các hệ điều hành phổ biến như Windows, OS X, Android, iOS, Windows Phone hay BlackBerry đều hỗ trợ đồng bộ danh bạ và lịch bằng tài khoản Google, chính vì thế mình chọn Google Account làm mơi lưu danh bạ và lịch. Bạn cũng có thể xài Microsoft Account để lưu trữ danh bạ và sự kiện lịch, theo mình thấy thì mức độ hỗ trợ cho tài khoản Microsoft cũng tương đương với Google nên không vấn đề gì. Có thể bạn thích iCloud hơn, nhưng hãy nghĩ đến tình huống bạn chuyển sang dùng Android vào một ngày nào đó thì việc lấy danh bạ xuống điện thoại mới sẽ rất khó khăn.

5. Sao lưu ảnh: Dropbox, OneDrive và Flickr

Dropbox và OneDrive có sẵn tính năng sao lưu ảnh cho chúng ta, nhất là khi bạn cài đặt ứng dụng của hai dịch vụ này vào máy tính hay thiết bị di động của mình thì còn có tính năng sao lưu tự động nữa. Dropbox sẽ tặng thêm dung lượng để bạn xài chức năng Camera Upload, còn OneDrive thì hiện cũng đang mở chương trình tương tự. Cả hai cũng có một giao diện riêng trên nền web để bạn xem qua những tấm ảnh của mình được lưu trên mây. Ảnh sau khi được đồng bộ sẽ có mặt trên tất cả các thiết bị của bạn, quá tiện lợi.
Chia sẻ kinh nghiệm chọn và sử dụng hiệu quả các dịch vụ đám mây
Mình rất hay chụp hình bằng điện thoại, và sẵn có tài khoản Dropbox thì mình để cho máy tự động tải ảnh lên mây mỗi khi có kết nối Wi-Fi. Như vậy mình vừa tiết kiệm thời gian của mình, vừa không phải lo đến việc quên thực hiện sao lưu. Riêng với thiết bị chạy Windows Phone, việc sao lưu lên OneDrive đã được tích hợp sẵn trong hệ điều hành nên mình cũng dùng nó luôn cho nhanh. Tạm biệt nguy cơ mất hình ảnh quý giá khi máy bỗng nhiên hỏng hay bị thất lạc!
Điều bạn cần quan tâm khi xài tính năng tự động sao lưu ảnh lên mây đó là dung lượng trống trong tài khoản của mình. Nếu dung lượng Dropbox không dư dả, mình khuyên các bạn nên xài OneDrive làm nơi lưu hình bởi riêng tài khoản miễn phí của OneDrive đã có 15GB rồi, trong khi Dropbox chỉ 2GB mà thôi.
Song song với Dropbox và OneDrive thì mình còn xài thêm Flickr. Dịch vụ chia sẻ ảnh này chuyên trị về ảnh chứ không chỉ là một trình quản lý file trực tuyến. Flickr cung cấp cho chúng ta đến 1TB dung lượng miễn phí để lưu ảnh kích thước đầy đủ, vâng bạn không đọc nhầm đâu, 1 terabyte dung lượng. Với không gian rộng rãi như vậy, bạn có thể dễ dàng lưu cả bộ sưu tập hình ảnh của mình lên mây để tránh tình trạng mất dữ liệu. Flickr cũng có công cụ để bạn xem lại những tấm ảnh một cách trực quan và nhanh chóng, xịn hơn nhiều so với Dropbox hay OneDrive. Nhược điểm của Flickr đó là nếu như bạn cần download cả một album ảnh về máy tính thì không được, phải tải từng tấm (nhưng mình nghĩ tình huống sử dụng đó thì ít xảy ra).
Chia sẻ kinh nghiệm chọn và sử dụng hiệu quả các dịch vụ đám mây

6. Cách suy nghĩ về các dịch vụ đám mây

Dịch vụ, thiết bị thì có rồi đó, nhưng cách suy nghĩ của bạn về những dịch vụ này như thế nào mới là vấn đề quan trọng. Nếu bạn có tài khoản của tất cả những dịch vụ lớn, thậm chí là mua dung lượng to hơn nhưng bạn không thật sự xem trọng chúng thì việc sử dụng điện toán đám mây cũng hoàn toàn vô ích. Xin chia sẻ với anh em một vài thứ mà mình nhận ra sau vài năm sử dụng cloud:
a. Với dịch vụ nào mà bạn dùng để lưu những tập tin quan trọng, bạn cần coi nó như một phần trong ổ cứng của máy tính. Mọi tập tin của bạn sau khi được tạo thì phải được lưu thẳng vào đó (ví dụ, thư mục Dropbox/OneDrive/Google Drive trên máy tính) để dịch vụ tiến hành đồng bộ lên máy chủ. Mình có thấy vài bạn vẫn lưu tập tin ở trên PC, sau đó khi nào rảnh thì mới chép lên mây, như vậy hiệu quả và tính an toàn sẽ bị giảm đi rất nhiều.
Chia sẻ kinh nghiệm chọn và sử dụng hiệu quả các dịch vụ đám mây
Thư mục Dropbox là một phần trong ổ cứng máy tính của mình​
b. Với các thư mục hoặc tập tin được chia sẻ, bạn cần để ý kỹ phân quyền. Chỉ những ai đủ tin tưởng thì bạn mới cho quyền biên tập, những người nào kém tin tưởng hoặc không có nhiệm vụ thì chỉ được phép xem mà thôi. Lúc đầu mình phân quyền biên tập cho tất cả mọi người có liên quan đến một dự án của mình để tiết kiệm thời gian, trong khi đó chỉ có vài người là thật sự cần phải chỉnh sửa file mà thôi. Kết quả là có vài thành viên đã xóa nhầm file quan trọng, trong khi đáng ra tình trạng đó có thể ngăn ngừa bằng quyền chỉ đọc.
c. Việc cài đặt ứng dụng của các dịch vụ đám mây vào thiết bị là nên làm. Bạn đừng nghĩ rằng chỉ cần dùng nền web của chúng là đủ. Sự thật là các app của những dịch vụ này có tốc độ đồng bộ rất tốt, thậm chí chúng còn có chế độ ưu tiên băng thông để tối ưu hóa việc upload file nữa kìa. Ngoài ra việc cài app còn có thể giúp bạn được tặng thêm dung lượng miễn phí, được phép sao lưu ảnh/tập tin tự động và hàng tá những lợi ích khác.
d. Nếu một dịch vụ nào đó thật sự quan trọng với bạn, bạn ăn ngủ với nó, bạn làm việc với nó, thì hãy cân nhắc chi tiền khi cần thiết. Ví dụ, với mình Dropbox là cực kì quan trọng bởi nó giúp công việc của mình trôi chảy hằng ngày. Mình sẵn sàng chi tiền để mua thêm dung lượng cho tài khoản của mình khi hết dung lượng miễn phí mặc dù mình đã có OneDrive 1TB. Việc trả tiền để lên thành tài khoản cao cấp cũng sẽ mang lại cho chúng ta nhiều tính năng và tiện ích hơn.
Chia sẻ kinh nghiệm chọn và sử dụng hiệu quả các dịch vụ đám mây
e. Đừng ngại thử nghiệm các dịch vụ đám mây mới. Đồng ý rằng dữ liệu của bạn sẽ tốn thời gian khi di chuyển từ một dịch vụ cũ sang mới, tuy nhiên biết đâu bạn lại khám phá được một thứ hay hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn thì sao. Nếu mình chỉ khư khư giữ Dropbox thì mình sẽ không thể biết đến cái hay trong việc biên tập file của Google Drive, mình cũng không biến đến tính năng xem ảnh tuyệt vời của Flickr.
Tóm lại, theo kinh nghiệm của mình thì chỉ một dịch vụ đám mây duy nhất sẽ không thể nào đáp ứng hết tất cả những nhu cầu bình thường của chúng ta. Như đã nói ở trên, việc sao lưu tập tin quan trọng mình xài một dịch vụ khác, để lưu ảnh chất lượng cao mình lại xài một cái khác nữa. Tất cả những tên tuổi như Dropbox, OneDrive, Google Drive, Google Account, Flickr đều sẽ bổ trợ lẫn nhau, cùng nhau lấp đầy các khoảng trống trong việc lưu trữ đám mây, từ đó giúp cho cuộc sống công nghệ của chúng ta được dễ dàng và an toàn hơn.
Theo TinhTe

5 tiện ích giúp tận dụng tối đa YouTube

5 tiện ích này sẽ giúp bạn tận dụng tối đa dịch vụ chia sẻ video trực tuyến hàng đầu thế giới YouTube.

1. Chặn các thông báo Annotation

Annotation là thông báo nhỏ nổi lên trên mỗi nội dung video của người dùng để hiển thị các liên kết đến video liên quan, nhằm thu hút sự quan tâm của người dùng dịch vụ chia sẻ video trực tuyến hàng đầu của Google.
Tuy nhiên, nếu cảm thấy bị làm phiền bởi các thông báo này, bạn có thể tắt chúng đi chỉ với vài thao tác đơn giản.
5 tiện ích giúp tận dụng tối đa YouTube
Tắt hiển thị các thông báo "nổi" trên nội dụng video bằng tùy chọn từ chính Youtube cung cấp.
Để thực hiện, bạn vào mục Youtube Settings (nằm ẩn trong biểu tượng người dùng ở góc phải giao diện), chọn liên kết Playback ở phần khung bên trái, sau đó, gỡ bỏ tùy chọn Annotations and Interactivity ở phần khung bên phải là xong.

2. Tắt tính năng AutoPlay

Với hầu hết các nội dung video được chọn, mặc định YouTube sẽ tự động phát (Autoplay) nhằm giảm bớt thao tác cho người dùng cuối. Song nếu không muốn sử dụng tính năng này nữa vì lý do nào đó, bạn có thể tắt đi nhờ một tiện ích bổ sung (add-on) cho trình duyệt của mình.
Với Chrome, bạn có thể tìm và tải về add-on mang tên StopAutoplay cho trình duyệt của mình, sau đó vàochrome://extensions/ để kích hoạt phần mở rộng này.
5 tiện ích giúp tận dụng tối đa YouTube
Bạn có thể khóa tính năng tự động phát video nhờ Add-on cài đặt thêm cho trình duyệt.
Riêng với Firefox, để có thể tắt tính năng Autoplay của YouTube, bạn sẽ phải cần đến sự trợ giúp của add-on có tên gọi YouTube Control Center. Sau khi thêm add-on này vào trình duyệt, bạn nhấn chuột vào biểu tượng của tiện ích này ở góc phải (gần biểu tượng Menu của Firefox), chọn tiếp biểu tượng hình bánh răng và đảm bảo rằng tùy chọn Autoplays video when the player loads đã được bỏ chọn là xong.

3. Xem video ở dạng Slow-motion

YouTube mặc định cũng hỗ trợ trình chơi video HTML5 với tính năng chiếu chậm một đoạn video thông thường, song người dùng phải yêu cầu tính năng này bằng cách truy cập đường dẫn http://www.youtube.com/html5thay vì sử dụng địa chỉ thông thường.
5 tiện ích giúp tận dụng tối đa YouTube
Bạn cũng có thể ép Youtube phát video ở tốc độ chậm hơn bình thường.
Một khi truy cập dịch vụ YouTube theo liên kết này, trong trình chơi video, người dùng sẽ có thêm tùy chọn chiếu chậm, rất thích hợp cho nhu cầu xem chi tiết các video chuyển động nhanh. Tuy nhiên, để có thể sử dụng tính năng này, trình duyệt của bạn đương nhiên phải hỗ trợ định dạng HTML5.

4. Tải phụ đề video

Trên YouTube, có rất nhiều các video được đăng tải và chia sẻ dưới những ngôn ngữ khác nhau. Dịch vụ chia sẻ video trực tuyến này mặc định cho phép tác giả tải kèm phụ đề cho mỗi video được tải lên. Tuy nhiên, mỗi khi những đoạn video này được người dùng tải xuống máy tính của mình, YouTube lại không hỗ trợ tải kèm phụ đề đi kèm.
5 tiện ích giúp tận dụng tối đa YouTube
Với KeepSub, việc tải phụ đề kèm theo video Youtube cũng thật đơn giản.
Tuy vậy, với dịch vụ tải phụ đề từ bên thứ 3 tên gọi KeepSub, bạn có thể dễ dàng tải phụ đề liên quan với nội dung video trên YouTube một cách dễ dàng.
Để thực hiện, người dùng trước hết chỉ cần mở Youtube, chọn đúng video cần tải phụ đề, sau đó chép (copy)địa chỉ URL của video này. Tiếp đến, bạn truy cập website http://keepsubs.com/ rồi dán liên kết vừa chép ở trên vào ô text box trong site này và nhấn nút Download.
Bên cạnh khả năng tải phụ đề, KeepSub cũng hỗ trợ tính năng phiên dịch phụ đề sử dụng công cụ Google Translate.

5. Ép YouTube tải trước toàn bộ video

Thông thường YouTube chỉ buffer (tải trước) nội dung video với thời lượng 30 giây trên tổng số thời lượng phát. Nếu đường truyền ổn định và có tốc độ nhanh, bạn có thể ép dịch vụ này tải về trước toàn bộ nội dung video nhờ tiện ích SmartVideo for YouTube cài đặt thêm.
5 tiện ích giúp tận dụng tối đa YouTube
Smart Buffer cho phép người dùng tùy chỉnh thời lượng video được tải trước.
Tiện ích SmartVideo for YouTube có thể tải về cả cho trình duyệt Chrome cũng như Firefox.
Một khi tải về tiện ích này, ngay dưới giao diện trình phát nội dung của YouTube, bạn sẽ thấy có thêm tùy chọn mở rộng. Lúc này bạn nhấn chuột vào mục Global Preferences sau đó chọn tiếp tùy chọn Smart Buffer như hình bên trên.
Theo Vnreview

10 lời khuyên giúp bạn tìm kiếm như ý trên Google

Không chỉ có một cách duy nhất để thực hiện việc tìm kiếm trên Google. Sau đây là một số mẹo có thể giúp bạn thực hiện tìm kiếm nâng cao hoặc sử dụng công cụ tìm kiếm khác.

10 lời khuyên giúp bạn tìm kiếm như ý trên Google
ảnh minh họa
Nếu bạn cũng như hầu hết mọi cư dân mạng trên khắp thế giới, sử dụng công cụ tìm kiếm Google bằng cách đơn giản gõ một hay một vài từ trong mục tìm kiếm, bạn có thể mong đợi những điều ngạc nhiên về những gì bạn sẽ phát hiện: những cách khác để nghiên cứu và tìm câu trả lời cho những vấn đề hàng ngày của bạn thông qua Google.
Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn 10 thủ thuật trên Google, chúng không phải là mới và có thể được rất nhiều cư dân mạng sử dụng từ lâu. Chúng rất tiện dụng cho việc tìm kiếm. Hãy ghi nhớ những thủ thuật này trong đầu bạn để áp dụng nó thường xuyên trong khi bạn tiến hành tìm kiếm trên Google.
1. Một cụm từ chính xác bằng dâu ngoặc kép

Khi bạn đánh hai hoặc nhiều từ trên Google, trang tìm kiếm sẽ ưu tiên tìm kiếm các trang web có chứa những từ đó, nhưng không nhất thiết phải theo thứ tự đúng và đôi khi một từ này xuất hiện nhiều hơn từ khác trong khi tìm kiếm.
Mẹo này sẽ đặc biệt hữu ích cho việc tìm kiếm "tên họ" hoặc "họ tên" hoặc một thông báo lỗi cụ thể. Để tìm kiếm một cụm từ chính xác, hãy đánh kèm theo nó dấu ngoặc kép.
2. Sử dụng dấu gạch ngang
Không có gì khó chịu hơn khi bạn thực hiện tìm kiếm mà lại thu được kết quả không mong đợi. Ví dụ với cụm từ "tải youtube về" khi bạn muốn tải về một đoạn video, nhiều kết quả hiện ra giúp bạn tải các track âm thanh về, nhưng đó lại không phải là đoạn video bạn cần tìm kiếm và muốn có.
Để loại một hoặc nhiều từ, hãy sử dụng dấu gạch ngang (-) trước từ tìm kiếm, cách này thường hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ ra cụ thể "video" trong khi yêu cầu. Ví dụ : tải youtube-MP3-âm thanh.
3. Tìm kiếm trên một trang duy nhất
Tất cả các trang web hay gần như tất cả các trang web đều có một công cụ tìm kiếm. Thật không may đôi khi nó không hiệu quả, đặc biệt là khi nội dung của trang web đó rất rộng giống như diễn đàn thảo luận. Mặt khác, nội dung không phải là luôn luôn được sắp xếp một cách logic.
Google có thể dễ dàng thay thế công cụ tìm kiếm của trang web bằng cách gõ yêu cầu sau khi gõ tên trang web.
4. Truy cập kết quả của bạn ngay cả khi bạn không thể vào được trang web đó
Google không tìm kiếm trong các trang web trong một khoảng thời gian xác định. Với một robot, nó khai thác liên tục trang web và ghi lại hầu hết các trang web mà nó tìm thấy. Đôi khi kết quả cho những gì chúng tôi đề xuất hiện ra trên trang web không thể hoặc không truy cập được nữa.
Bạn đã bao giờ thấy sự liên kết dưới mũi tên nhỏ đưa ra phiên bản "cache", được ghi lại bởi Google. Để truy cập một URL đặc biệt, bạn cũng có thể ra lệnh "thông tin : exemple.org" (exemple.org là địa chỉ của trang web), bạn sẽ được cung cấp các thông tin khác lưu trong bộ nhớ cache của Google.
5. Nhiều kết quả trên cùng 1 trang
Nếu bạn thường xuyên thực hiện các truy vấn phức tạp và bạn có thói quen truy cập vào một vài trang trước khi tìm kết quả phù hợp cho mình, thật tẻ nhạt khi bạn cứ phải thay đổi trang web liên tục (vào và thoát ra), đó là tính năng mặc định của Google.
Nhưng có một giải pháp để tăng số lượng các kết quả cho mỗi trang web trên tìm kiếm của Google, thông qua các thông số truy cập ở dưới cùng (ví dụ : 1 bài đăng, 5 tác giả).
6. Tìm kiếm bằng hình ảnh
Đây là một tính năng ít được biết đến của Google nhưng đôi khi có thể hữu ích khi tìm kiếm thông tin về một sản phẩm, một thiết bị hoặc một người từ một hình ảnh. Hãy nháy vào tìm kiếm hình ảnh phía trên bên phải của giao diện Google.
Khi bạn vào trang tìm kiếm bằng hình ảnh của Google, hãy nhấp vào biểu tượng máy ảnh ở phần cuối thanh công cụ tìm kiếm và nhập hình ảnh từ máy tính của bạn hoặc địa chỉ hình ảnh (dán URL của hình ảnh).
7. Tìm kiếm địa phương
Google cá nhân hoá các kết quả dựa trên vị trí của bạn, nhưng nó dựa trên địa chỉ IP của bạn. Điều này có thể khá chính xác hoặc không tùy thuộc vào vị trí thực tế của bạn.
Nếu bạn muốn để có được kết quả phù hợp hơn dựa trên vị trí mà bạn kết nối, hãy chỉ cho Google vị trí của bạn đang ở đâu bằng tay thông qua các thiết lập. Cụ thể : chỉnh sửa thiết lập định vị của Google
8. Sử dụng ký tự đại diện
Đôi khi bạn thiếu một từ để đưa vào trong một yêu cầu tìm kiếm, nhất là khi bạn đang tìm kiếm một sản phẩm cụ thể mà bạn không biết tên. Nếu kết quả truy vấn không đạt như yêu cầu của bạn, bạn có thể sử dụng một ký tự đại diện.
Bạn có thể thay thế một từ thiếu bằng một dấu sao, ví dụ với truy vấn "ăn * tốt cho sức khỏe", Google sẽ đem lại cho bạn tất cả các kết quả thay các dấu * bằng một hoặc nhiều từ cụ thể.
9. Những con số đại diện
Bạn có thể cần phải tìm kiếm về số lượng mang tính thay đổi : số phiên bản, ngày, tháng, giá... Trong trường hợp này bạn phải thực hiện nhiều tìm kiếm, đôi khi không thể thực hiện được.
Ví dụ, bạn đang tìm kiếm một giải pháp khả thi cho Windows 7, Windows 8 hoặc Windows 10, nhưng không bao gồm các phiên bản khác, hãy sử dụng hai dấu chấm giữa các từ : Windows 7..10
10. Tìm kiếm nâng cao
Để kết hợp đơn giản một số các thủ thuật, Google đã có trang tìm kiếm nâng cao. Hãy sử dụng cách này nếu bạn không được thỏa mãn với các thủ thuật trên.