Chợ Nổi

Cái Răng, Cần Thơ

Vàm Ô môn

Thới an, Ô môn

Đại Nam

Bình Dương

Thới Lai

Cần Thơ

Thursday, November 17, 2016

Hành hoa - Vị thuốc đa năng

Dân gian có câu "Trăm thứ canh không hành không ngon" đủ nói lên tầm quan trọng của củ hành ta (còn gọi hành hoa, hành hương) trong ẩm thực của người Việt. Hành là một gia vị không thể thiếu để chế biến thức ăn, làm món ăn thêm ngon miệng, hấp dẫn. Tuy nhiên, hành còn được coi là vị thuốc kháng sinh tự nhiên chữa bách bệnh.

Theo Đông y, hành hoa vị cay, tính bình, không độc, có khả năng giải cảm, hoạt huyết, dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, chữa cảm sốt, nhức đầu, phù thũng, an thai, sáng mắt, lợi ngũ tạng. Hành còn kích thích thần kinh, làm tăng bài tiết dịch tiêu hóa, phòng ngừa ký sinh trùng đường ruột, trị tê thấp. Dùng ngoài chữa mưng mủ. Nước hành nhỏ mũi giúp chữa ngạt mũi cấp tính, mạn tính, viêm niêm mạc mũi. Sau đây là một số cách dùng hành hoa làm thuốc.
Chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, sợ gió, nước tiểu trong:
Củ hành tươi 30g, gừng tươi 10g, chè hương 10g, sắc uống nóng, đắp chăn cho vã mồ hôi.
Hoặc hành 10g, tía tô 10g, bạc hà 10g, kinh giới 10g, sả 10g, lá tre 10g. Tất cả cho vào nồi, đổ nước đun sôi kỹ để xông. Xông xong uống 1 bát nước lá rồi đắp chăn kín.
Hoặc vài chục cây hành cả rễ, cắt bớt lá xanh; 3 lát gừng; 1 nhúm gạo. Gạo vo sạch, hành gừng rửa sạch cho vào nồi nấu cháo, cháo chín cho ra bát, vắt thêm chanh vừa chua, ăn nóng xong đắp chăn kín.
Chữa cúm: cây hành hoa cả rễ 10 cây, 3 lát gừng. Tất cả cho vào nồi đổ nước sắc kỹ, pha đường uống khi còn nóng.
Chữa ho: hành hoa 60g, gừng tươi 10g. Tất cả cho vào nồi đun kỹ để xông miệng mũi, ngày 2 - 3 lần. Hoặc hành 5g ngâm mật ong qua đêm, lọc bỏ bã rồi pha một chút rượu uống. Cách 2 - 3 giờ uống một lần. Bài này chữa ho do cúm, do hút thuốc lá hay hen phế quản đều được.
Chữa khản tiếng: Ăn hành củ sống, giã hành bọc vải đắp lên cổ.
Chữa đau bụng, lạnh chân tay: Giã giập hành cả rễ và lá, để hành lên bụng, lăn chai nước nóng lên, khi hành nát lại thay hành khác. Khi vã mồ hôi, đun nước gừng khô uống nóng.
Chữa đau bụng giun: củ hành tươi 5g ép lấy nước, trộn với 5ml dấm uống hết một lần.
Chữa tiêu chảy: hành củ 5g, quả táo tây 5g sắc nước uống.
Chữa đi tiểu ra máu: đun kỹ hành 5g, nghệ 5g uống lúc còn nóng, ngày 2 lần.
Chữa đại tiện, đầy hơi, tức thở: hành hoa 2 củ, gừng 1 lát, muối 1 thìa. Tất cả giã nhỏ, hơ nóng gói vào vải buộc vào rốn. Nếu nửa giờ chưa thông, thay liều khác.
Lương y Đỗ Văn Cường

Cách nhận biết thực phẩm chế biến sẵn chứa đường qua nhãn sản phẩm

Cơ thể của bạn lấy các phân tử đường tự nhiên từ rau củ quả. Khi đường được kết hợp với các chất như chất xơ, vitamin và khóang chất thì sẽ được biến thành một loại đường khác với vô vàn những tên gọi hóa học phức tạp được ngành công nghiệp thực phẩm trưng dụng để che dấu đi đường trong thức ăn của bạn."Tránh các thực phẩm tẩm đường". Nói thì dễ nhưng làm mới khó vì rất nhiều thực phẩm chế biến sẵn đều đi kèm với chất tạo ngọt để cám dỗ con người ta. Đường là một trong những chất gây “nghiện” nguy hại chắng kém những chất kích thích khác. Nó cám dỗ cả người lớn và trẻ em và dưới sự trợ giúp của các nhà sản xuất thực phẩm đường, bạn vẫn có thể nạp một lượng đường nhiều hơn bạn nghĩ.Các nhà khoa học đã tính toán được lượng đường có trong thực phẩm được thiết kế để khiến bạn ưa thích đồ ăn cũng là lượng đường khiến bạn mắc nhiều vấn đề sức khỏe hơn. Điều này thực sự rất nguy hiểm nhất là những người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc béo phì.
Đường có thể không có trong danh sách thành phần trên nhãn thực phẩmBạn có thể nhận ra được đường có trong bánh kẹo hoặc các đồ ngọt nhưng rất khó có thể nhận ra sự hiện diện của đường trong nước sốt, gia vị, trong món salat trộn, và các thực phẩm đóng hộp khác. Ví dụ 2 thìa sốt thịt nướng có khoảng 10 gram đường (tương đương 5 thìa cà phê đường).Bạn chưa chắc đã nhận ra hết tên gọi của đường mà nhà sản xuất sử dụng. Tất nhiên là đường hay glucose hay sucrose hay fructose thì dễ rồi nhưng có thể bạn chưa biết rằng Dextran, Ethyl Malton hoặc Panela cũng là chất được dùng để tạo ngọt trong thực phẩm.Các công ty thực phẩm cũng có thể tuyên bố sản phẩm của họ không có đường tinh luyện nhưng không có nghĩa là nó không có đường. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh các có chất tạo ngọt nào được gọi là có lợi cho sức khỏe. Cho dù đồ ăn có được gắn nhãn là sử dụng các loại đường thiên nhiên như mật ong hay đường trái cây thì bạn cũng đang nạp vào cơ thể một lượng đường khó kiểm soát được.Các tên gọi khác của đườngCó nhiều loại khác nhau của đường khô hoặc các loại siro không được bạn chú ý khi đọc nhãn thực phẩm. Cũng nên lưu ý thêm là thành phần của sản phẩm được liệt kê theo thứ tự xuất hiện của nó trong thực phẩm.Có thể có rất nhiều thành phần đầu tiên trước thành phần thứ hai trong nhãn. Điều này có nghĩa là mặc dù đường đứng thứ tư nhưng không có nghĩa là nó là thành phần chính thứ 4 trong thực phẩm. Dưới dây là một sô tên gọi khác của đường:
Blackstrap molasses
Buttered syrup
Cane juice crystals
Evaporated cane juice
Caramel
Carob syrup
Fruit juice
Honey
Fruit juice concentrate
Brown rice syrup
Corn syrup solids
Florida crystals
Golden syrup
Maple syrup
Molasses
Refiner’s syrup
Sorghum syrup
Sucanat
Treacle
Turbinado
Barley malt
Corn syrup
Dextrin
Dextrose
Diastatic malt
Ethyl maltol
Glucose
Glucose solids
Lactose
Malt syrup
Maltose
D-ribose
Rice syrup
Galactose
Maltodextrin
Castor
Đường ở dạng lỏng thậm chí còn nguy hiểm hơnThêm đường dưới mọi hình thức nào đều có hại cho sức khỏe nhưng ở dạng lỏng thì còn nguy hiểm hơn bơi chúng ẩn giấu dưới dạng đi kèm với cac chất khác với hy vọng giảm bớt tác dụng xấu của đường trong cơ thể. Nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đường ở dạng nào cũng đều có những tác dụng tiêu cực . Nghĩa là việc bạn tiêu thụ nước ép hoa quả có sẵn cũng không làm bạn cảm thấy đỡ tội lỗi so với việc ăn các đồ ngọt đâu.

Các loại đường khác cũng là vấn đề lớnTrong nhiều năm người ta thuyết phục người tiêu dùng rằng ăn siro ngô (HFCS) vừa ngon lại vừa lành mạnh hơn , tương tự thì fructose cũng được cho là như thế nhưng những loại đường này lại dễ dàng chuyển hóa ở gan và càng tiêu thụ nhiều thì càng làm tăng các rối loạn chuyển hóa mỡ, cholesterol và gây ra kháng insulin.

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Với cách này, khi vào cafe không cần hỏi mật khẩu wifi nữa

Ứng dụng này sẽ giúp bạn có thể truy cập Wifi ở bất kì nơi đâu, đó là ZiPi
 
Wifi
ZiPi cũng giống như một mạng xã hội để mọi người chia sẻ wifi ở các địa điểm phổ biến như quán café, nhà hàng, khách sạn... với con số đã trên 2 triệu mật khẩu. Các mật khẩu này có hiển thị cùng với số lần kết nối thành công để bạn dễ lựa chọn.
Wifi
Bạn chỉ cần chọn vào các địa điểm Wifi đã được chia sẻ và bấm kết nối. Hoặc chia sẻ những pass mà mình biết lên cho mọi người dùng.
Wifi
Ứng dụng này có một đặc điểm khá hay là sẽ tự cập nhật dữ liệu Wi-Fi khi người dùng khi đến một địa điểm nào đó. Và mọi người có thể sử dụng ZiPi cả khi offline, không cần kết nối Internet trước.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tải trước các địa điểm wifi ở một khu vực nào đó bằng cách vào Thêm > Danh sách Wifi đã tải > Tải danh sách Wifi.
Wifi
ZiPi còng có một bản đồ để bạn xem những địa điểm wifi đã được chia sẻ gần đó và kết nối.
Wifi
Đây là một ứng dụng rất hứu ích để bạn có thể truy cập wifi khi đi cafe, nhà hàng,... cực kì đơn giản. Chúc các bạn thành công.

Sunday, November 13, 2016

Cách thu nhỏ font chữ trên Facebook

Font chữ trên một số bài đăng của bạn bỗng nhiên to hơn bình thường mà Facebook không hề báo trước bất cứ điều gì. Nếu bạn không thích điều này hãy đọc bài dưới đây để tìm cách khắc phục.

Facebook đã thầm lặng đưa vào một tính năng khiến nhiều người thấy khó chịu và thậm chí là bực mình.
Theo đó, một bài đăng dưới 35 ký tự sẽ có font chữ to và đậm hơn khiến nó “nổi bật” lên trên các bài đăng dài và nhiều chữ.

Những người sử dụng không hài lòng với sự thay đổi này cho rằng định dạng mới khiến bài viết trông như thể được đăng bởi một người say rượu hoặc cố tình chơi trội.
Thế nhưng font chữ to này có thể được thay đổi bằng cách chèn thêm bất cứ nội dung đa phương tiện nào vào bài viết, cụ thể là chèn thêm ảnh, địa điểm...
Ngoài ra, nếu bạn chẳng có bức ảnh nào muốn đăng thì có thể tải lên một bức ảnh nhỏ trắng xóa có kích thước tối thiểu 800px dài và 1px cao kèm theo dòng trạng thái.
Một người sử dụng Reddit cho biết: “Tôi thích Facebook cũ hơn”, khi nói về những bài viết có font chữ to, “trông như có ai đang hét lên vậy”.
Theo The Independent