Chợ Nổi

Cái Răng, Cần Thơ

Vàm Ô môn

Thới an, Ô môn

Đại Nam

Bình Dương

Thới Lai

Cần Thơ

Friday, November 13, 2015

Cá basa bổ huyết, giảm đau nhức

Thịt cá basa được sử dụng làm thực phẩm, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, ngoài ra còn có tác dụng phòng chữa bệnh. Nhiều nhà nghiên cứu cho biết, cá basa Việt Nam có nhiều mỡ, trong mỡ chứa rất nhiều DHA, Omega 3 và vitamin tan trong dầu như A, E, D... Omega 3 là những chất giúp phát triển trí não, võng mạc, chống lão hóa, ngừa bệnh tim mạch, xương cơ khớp...
Cá basa thuộc loại cá da trơn, gần giống cá trê, có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết, sinh tân, ích khí, giảm đau nhức... Ăn cá basa rất tốt với trẻ em còi, chậm phát triển, chứng nhức mỏi xương khớp, sinh lý yếu, tóc bạc sớm và bệnh liên quan khí huyết hư. Xin giới thiệu một vài món ăn bài thuốc được chế biến từ cá basa:
Canh cá basa om hoa chuối: Chữa hay bị nặng ngực đau tức hông sườn. Cá basa, hoa chuối, đậu phụ, riềng, mẻ, sả, lá lốt, tía tô, nghệ, tiêu, ớt, mắm, muối gia vị vừa đủ om nhừ ăn.
Cá basa bổ huyết, giảm đau nhức
Cá basa bổ huyết, giảm đau nhức
Cá basa tốt cho người bệnh xương khớp.
Cá basa om riềng mẻ: Chữa chóng mặt, hoa mắt, miệng khô. Cá basa riềng, đậu phụ, cơm mẻ, nghệ, ớt, mắm tôm, tiêu gia vị vừa đủ kho ăn kèm rau như xà lách, dưa leo, chuối chát, rau thơm.
Lẩu cá basa: Chữa người nóng khó ngủ váng đầu ù tai. Cá basa, lá giang, cà chua, dứa, me, hành lá, rau đắng, hoa lý, hoa chuối, đậu bắp, giá đỗ, mắm muối gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn.
Canh chua cá basa: Chữa người gầy nóng, táo bón. Đầu cá basa, cà chua, me, dọc mùng, giá đỗ, mùng tơi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, ớt gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
Canh cá basa hoa lý: Chữa sinh lý yếu, đau lưng mỏi gối, ù tai. Cá basa, hoa lý, cà chua, tiêu hành ngò, mắm muối gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
Cá basa nấu chua cay: Chữa người gầy khó lên cân, ăn ngủ kém... Cá basa, thơm, cà chua, me, dọc mùng, bắp chuối, đậu bắp, giá đỗ, rau om, ngò gai ớt gia vị vừa đủ nấu ăn...
Lẩu cá basa rau nhút: Chữa đau mỏi khớp do phong thấp tý. Cá basa, xương heo, lá giang, cà chua, hành lá, rau đắng, rau nhút, hoa chuối, giá, mắm muối gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn.
Cá basa chiên giòn: Chữa phụ nữ có thai chậm phát triển. Phi lê cá basa, bột chiên, bột mì, trứng gà, hạt nêm, tiêu, chanh, dầu ăn, sốt mayonnaise, gia vị vừa đủ tẩm với cá chiên ăn kèm rau sống như dưa leo, xà lách, rau tía tô, rau mùi, rau thơm...
Cá basa om chuối đậu: Chữa đái tháo đường, người gầy, miệng khô. Cá basa, chuối xanh, thịt ba chỉ, đậu phụ, nghệ, riềng, cơm mẻ, ớt, mắm tôm, tía tô, lá lốt, tiêu, gia vị vừa đủ, om ăn.
Cá basa nấu lá giang: Chữa trẻ em ăn được gầy sút, nội nhiệt. Cá basa, lá giang, cà chua, hành lá, rau đắng, hoa chuối, đậu bắp, giá đỗ, mắm, muối, dầu ăn, tiêu gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
Cá basa kho tộ: Chữa phụ nữ sau sinh, sữa ít. Cá basa, thịt ba chỉ, gừng, hành tím, mắm, muối, đường, tiêu, nghệ, ớt, gia vị vừa đủ, kho ăn kèm rau như xà lách, rau mùi, ngò tàu, rau thơm.
Lưu ý: Thịt cá basa bổ béo, ngọt, thơm ngon giàu dưỡng chất, những người mập phì thừa cân không nên dùng nhiều, khi chế biến để cá hết mùi tanh nên rửa cá bằng nước ấm, mổ bụng lấy màng trắng và rửa qua cá với dấm hoặc chanh.
Lương y Minh Phúc

Gừng gió trị xơ gan

Gừng gió còn gọi là riềng gió, ngải xanh, cây mai gan (theo đồng bào dân tộc miền núi); riềng dại, gừng giềng. Tên khoa học Zingber zerumbe (L) sm, họ gừng (Zingiberaceae); Là loại cây mọc hoang ở khắp nơi trong rừng, nơi đất ẩm ướt, mát ở bìa rừng hay dọc theo ven suối nơi đất núi rậm rạp.
Cây gừng gió cao khoảng từ 1 - 1,3m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh. Khi còn non, củ màu vàng, thơm, càng già củ càng to, chắc; trong ruột có màu vàng, thơm ngọt dễ chịu.
Đông y cho rằng gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm với công năng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết nên trị được chứng trúng gió, chóng mặt, nôn nao, ngất xỉu, đặc biệt có khả năng tẩy độc, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt, khiến da dẻ trở nên hồng hào... Ngoài ra củ gừng gió có tác dụng điều trị xơ gan cổ trướng đơn thuần nghĩa là chứng xơ gan cổ trướng ấy không do viêm gan siêu B, C hay ung thư. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng cơ địa khác nhau, có người thích ứng, người không. Do đó khi sử dụng trị liệu cần thận trọng loại trừ xơ gan do virut B hay C hoặc ung thư để tránh tình trạng sử dụng không hợp lý.
Một số phương cách dùng gừng gió chữa bệnh:
Chữa trúng gió bị ngất: Lấy thân củ gừng gió 20 - 30g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít rượu chắt lấy nước uống.
Chữa chứng tê chân lạnh: Dùng gừng gió giã nhỏ cho chút rượu rồi chưng nóng lấy bã xoa xát khắp người.
Làm cầm máu vết thương: Lấy thân rễ gừng gió giã nát cùng lá chàm mèo. Khi lá được chế biến khô gọi là thanh đại) rồi đắp vào vết thương băng giữ.
Chữa xơ gan cổ trướng: Thân rễ gừng gió 100g tươi, để nguyên vỏ rửa sạch, thái mỏng, cho vào ấm đất, đổ 4 bát ăn cơm nước, sắc nhỏ lửa còn 1 bát gạn lấy nước uống vào lúc 10 giờ. Nước hai cũng đổ 4 bát nước, sắc nhỏ lửa còn lại 1 bát uống vào lúc 16 giờ. Sau khi uống thuốc gừng gió chừng 1 - 2 tiếng sẽ thấy bụng sôi nhẹ và muốn đại tiện. Khi đại tiện thấy phân loãng, hôi, màu nhạt nâu như bã cà phê, thế là có tác dụng. Tuy nhiên trong suốt thời gian sử dụng thuốc cần phải ăn nhạt, hạn chế ăn các loại hoa quả chín giàu kali vì sẽ gây đầy bụng, kiêng rượu, bia, không ăn mỡ động vật, ăn ít dầu thực vật và không ăn các chất tanh.
BS. Hoàng Sơn

Giúp cơ thể luôn tỏa hương thơm

Từ ngàn xưa, con người có bí quyết làm đẹp da bằng thảo dược, đặc biệt hơn khi tắm trong những dược thảo này thì những mệt mỏi, căng thẳng đều tan biến và cơ thể luôn toả mùi hương. Chúng ta có thể sử dụng một số thảo dược như hoa cỏ hay trái cây trong lúc tắm không chỉ đơn thuần là "Ướp hương cơ thể", đó còn là một phương thức trị liệu và làm đẹp độc đáo. Các hương liệu của hoa cỏ và trái cây không những có tác dụng dưỡng da, giúp bỏ đi các tế bào chết mà còn có tác dụng lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng thần kinh. Đây là một biện pháp không tốn kém về kinh tế mà còn được khoẻ mạnh và tăng thêm vẻ đẹp của làn da.
Làm sạch cơ thể: Sử dụng bạc hà, ngải cứu, kinh giới, cỏ tranh, cỏ mật, cây mùi già... nấu nước tắm. Ngoài việc tạo mùi thơm cho cơ thể còn làm se khít lỗ chân lông, kích thích sản sinh lớp tế bào mới, giúp cơ thể sạch sẽ và tràn đầy sinh lực.
- Dưỡng ẩm cho da: Hoa hồng trắng, hoa sen đun nước để tắm... là những liệu pháp cung cấp độ ẩm tuyệt vời cho da bởi chúng cung cấp nước, khoáng chất và vitamin. Bên cạnh đó các loài hoa hồng, hoa sen... còn có tác dụng làn da tươi sáng, giảm mụn nhọt, lưu thông khí huyết, thư giãn cơ bắp, thanh nhiệt, giải cảm và giúp cho giấc ngủ ngon hơn.
Giúp cơ thể luôn tỏa hương thơm
Làm da mềm và mịn đẹp
Bài 1: Lấy cánh của 5 bông hoa hồng rửa sạch, nghiền nát, trộn với 3 thìa mật ong và nửa bát nước sạch. Bôi đều hỗn hợp này lên toàn thân, sau đó tắm lại bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn 1 lần/ tuần sẽ mang lại làn da sáng và mịn màng.
Bài 2: Lấy 10 bông cúc nhỏ, 2 bát cánh hoa hồng vò nát, nước cốt của một quả chanh, nửa bát cánh hoa nhài. Vò nát tất cả các cánh hoa vào tắm với nước ấm. Khi tắm thả lỏng cơ thể và tắm, thực hiện 3 lần/tuần bạn sẽ có làn da mềm mại, mượt mà và trẻ trung.
Giúp da trắng hồng, bóng mịn
Bài 1: Lấy lá trà xanh vò nát, đun sôi sau đó hòa vào bồn tắm. Ngâm mình trong đó khoảng 30 phút mỗi ngày, các nguyên tố trong trà xanh sẽ giúp thanh tẩy tế bào chết làm da sáng bóng, trắng mịn và làm giảm những mụn cám phía lưng.
Bài 2: Đun một ấm nước sôi, cho thì là vào ngâm (như pha trà), sau 10 phút lấy nước dùng rửa mặt sẽ làm mặt sạch và thư giãn. Thân và lá thì là cắt nhỏ cho vào túi vải thưa đem đun lên để tắm sẽ làm ấm người, tinh thần phấn chấn, tẩy sạch da và làm da mát dịu.
Hãy hái những chùm lá thông xanh, rửa sạch rồi nấu nước nóng và ngâm mình trong đó thật lâu để cơ thể được kích thích tái sinh những tế bào mới, thanh lọc khỏi da chất độc trong cơ thể. Nên tắm vào buổi sáng hoặc trước khi đi dự tiệc và dịp đầu năm mới. Lá cây thông là biểu tượng của sự tươi mới và tắm lá thông mang lại sự tươi mát.
Bài 3: Lấy khoảng 50g cánh hoa hồng, ngâm với 1 lít nước sôi, sau đó bỏ bã, pha dung dịch này với nước cốt của 2 quả chanh, hòa vào nước tắm ấm sẽ giúp làn da phục hồi sự cân bằng giữa axit và kiềm, giúp cơ thể thoải mái và làm da trắng hồng.
Bài 4: Xay nhuyễn vỏ 3 quả cam sau đó trộn với 150ml mật ong, dùng hỗn hợp này thoa đều lên da, sau đó massage toàn thân theo hình vòng tròn, để khô khoảng 10 phút, tắm lại bằng nước ấm có tác dụng đẹp da, lưu thông huyết mạch.
Giúp cơ thể luôn tỏa hương thơm
Tắm hoa.
Một số loại thảo dược có thể kết hợp để tắm
Tinh dầu chanh: làm dịu, mát da, tăng đề kháng cho da.
Lá bạc hà: Làm da tươi sáng, khỏe mạnh, hồng hào và kháng khuẩn.
Hoa cúc: Làm mát da và chống viêm chân lông ở da.
Ngải cứu: Giúp da khỏe mạnh và tươi sáng hơn.
Kinh giới: Làm dịu mát da, phục hồi da và thư giãn.
Cỏ xạ hương: Làm sạch da, giải độc da và làm da tươi tắn
Bên cạnh đó, hoa đào cũng rất có tác dụng trong việc tái tạo và làm giảm các nếp nhăn. Hương thơm của hoa cúc trắng làm ổn định huyết áp, thường được sử dụng làm hoa tắm chủ yếu từ cuối thu sang đầu xuân.
Hãy bắt đầu ngày mới và kết thúc mỗi ngày bằng việc "tắm thơm" để có làn da thơm mềm quyến rũ và một tinh thần thư thái.
Thạc sĩ Nguyễn Sơn

Những lưu ý cần nhớ khi xịt nước hoa


Facebook sắp có tin nhắn tự huỷ

Nhắn tin tự huỷ vốn là một trong những điểm khác biệt có trên Snapchat - đối thủ lớn nhất của Facebook Messenger.
Facebook đang cho thử nghiệm nhắn tin tự huỷ trên ứng dụng Messenger tại Pháp. Tính năng này cung cấp lựa chọn, cho phép tin bị huỷ sau một giờ người dùng gửi đi.
Đây là lần đầu tiên Facebook cho thử nghiệm tính năng nhắn tin tự huỷ. Trước đó, Snapchat là đơn vị đầu tiên áp dụng. Snapchat được xem là đối thủ lớn nhất của Facebook Messenger.
Facebook sắp có tin nhắn tự huỷ
"Chúng tôi vui mừng công bố tính năng mới nhất, góp phần bổ sung thêm lựa chọn nhắn tin, biến Messenger thành lựa chọn tốt nhất trong việc kết nối mọi người". Người phát ngôn của Facebook cho biết. "Bắt đầu từ hôm nay (13/11) chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên phạm vi nhỏ tại Pháp một tính năng, cho phép người dùng gửi tin nhắn có khả năng tự huỷ sau một giờ".
Để bật tính năng nhắn tin tự huỷ, người dùng tại Pháp phải nhấn vào biểu tượng đồng hồ cát ở góc trên bên phải màn hình (bên trong ứng dụng Messenger). Chọn thêm một lần nữa, tính năng này sẽ bị tắt bỏ.
Mặc dù hiện tại, tính năng nhắn tin tự huỷ chỉ được thử nghiệm hạn chế tại Pháp, Facebook cho biết họ sẽ mở rộng phạm vi sử dụng trong thời gian tới.

Thursday, November 12, 2015

Ẩm thực trị chứng mất ngủ

Đối với bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài do áp lực công việc, căng thẳng thần kinh sau stress, suy nhược thần kinh thì sau khi loại bỏ các nguyên nhân gây mất ngủ, biện pháp tốt nhất là dùng ẩm thực liệu pháp để điều chỉnh.
Các biện pháp điều trị chứng mất ngủ của y học cổ truyền bao gồm dược pháp, ẩm thực liệu pháp và phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, tâm lý liệu pháp, dưỡng sinh, xoa bóp huyệt...
Ẩm thực liệu pháp điều trị chứng mất ngủ
Đối với bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài do áp lực công việc, căng thẳng thần kinh sau stress, suy nhược thần kinh thì sau khi loại bỏ các nguyên nhân gây mất ngủ, biện pháp tốt nhất là dùng ẩm thực liệu pháp để điều chỉnh.
Canh tim lợn: tim lợn 1 cái, bổ đôi rửa sạch cho vào nồi đun cùng với toan táo nhân 15g, phục linh 15g, viễn chí 5g. Đun to lửa cho đến khi sôi, vớt bỏ bọt rồi vặn nhỏ lửa đun cho tới khi chín là dùng được. Có tác dụng: bổ huyết, dưỡng tâm, ích can, định thần, điều trị chứng tâm can huyết hư dẫn đến tâm quý, không yên, mất ngủ, ngủ mê nhiều, trí nhớ giảm sút...
Canh long nhãn, liên tử: long nhãn 20 g, liên tử 30g, bột ngó sen 50g. Rửa sạch liên tử đun chín rồi thêm long nhãn đun nhỏ lửa cho tới khi liên tử chín nhuyễn thì cho bột ngó sen đã hòa với nước lạnh vào quấy đều cho tới sôi là được. Tác dụng: dưỡng tâm, kiện tỳ, ích khí huyết, an thần. Thích hợp với những bệnh nhân tâm tỳ hư, suy nhược thần kinh, ngày dùng 2 lần sáng, chiều.
Cơm canh thiên ma: thiên ma 5g, thịt gà 25g, măng tây, cà rốt 50g, nấm hương, khoai sọ vừa đủ, gia vị. Ngâm thiên ma khoảng 1 giờ cho mềm, thái nhỏ ninh nhừ, thêm thịt gà băm nhỏ, cà rốt, măng tây, nấm hương, khoai sọ thái con chì cho vào ninh chín thêm gia vị vừa đủ vào là được, ăn cùng cơm ngày 1 lần; có tác dụng: kiện não, cường thân, trấn kinh, an thần, phù hợp với các chứng hay đau đầu, hoa mắt, ngủ ít, hay mê, hay quên.
- Chè ngó sen: có tác dụng dưỡng tâm, an thần.
- Trà hoa hồng: tác dụng giải uất.
- Trà long nhãn, bách hợp: có tác dụng an thần, trấn kinh.
- Trà tam thất: hoa tam thất pha trà uống có tác dụng trấn kinh, an thần phù hợp với bệnh nhân tăng huyết áp gây đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, đặc biệt ở phụ nữ tiền mãn kinh.
- Trà tây dương sâm, linh chi: linh chi 15g, tây dương sâm 3g pha trà uống
- Long nhãn, táo nhân mỗi thứ 10g, ngũ vị tử 5g, đại táo 10 quả sắc lấy nước uống
- Lộc giác phiến 1g, tây dương sâm 3g, ngũ vị tử 5g sắc nước uống
- Ngũ vị tử, linh chi 10g, tây dương sâm 5g, đại táo 5 quả sắc nước uống
- Ngũ vị tử 10g, long nhãn 10g, hợp hoan bì 5g, toan táo nhân 5g sắc nước uống
- Long nhãn 200g, đào nhân 100g, tây dương sâm 10g, đại táo nhục 200g, mật ong 10g. Sắc đặc nấu cao, mỗi ngày dùng 1 đến 2 thìa canh
- Bách hợp 30g, long nhãn 15g, tây dương sâm 5g, đại táo 10 quả; sắc nước uống ngày 2 lần
- Liên tử 50g, bách hợp 10g, toan táo nhân 5g, sắc nước uống
- Long nhãn 30g, liên tử 50g, thịt nạc 200g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn
Ẩm thực trị chứng mất ngủ
Một số bài thuốc kinh nghiệm
(Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ)
- Hoàng liên 10g, sinh bạch thược 20g, trứng tươi bỏ lòng trắng 2 quả, a giao 50g. Rửa sạch hoàng liên, sinh bạch thược đun cô đặc còn 150 ml nước, bỏ bã; cho a giao đun cách thủy cho tan ra, rồi hòa vào dung dịch hoàng liên, bạch thược, đun sôi hòa tan 2 lòng đỏ trứng, sôi một lúc là được. Trước khi ngủ ăn 1 lần, lượng vừa phải, có tác dụng: thông tâm thận, điều trịchứng mất ngủ do tâm thận bất giao.
- Toan táo nhân 75g, nhũ hương 30g, mật ong 60ml, ngưu hoàng 0,5g; gạo 50g, chu sa 15g; tất cả tán bột mịn, thêm 5ml rượu hòa với mật ong làm hoàn. Mỗi lần uống 15g; có tác dụng thực đởm, an thần phù hợp với chứng đởm hư mất ngủ.
- Phục thần 10g, sơn tra 10g, phục linh 12g, bán hạ 10 g, trần bì 6g, lai phụ tử 15g, liên kiều 6g, đun pha nước uống sau ăn trưa, ăn tối có tác dụng kiện tỳ hòa vị, hóa trệ tiêu tích phù hợp với bệnh nhân mất ngủ do vị khí bất hòa.
- Đảng sâm 12g, hoàng kỳ 15g, bạch truật, phục thần, toan táo nhân 10g, nhục quế 12g, mộc hương 8g, cam thảo 6, đương quy 10g, viễn chí 6g, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả, sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 2 lần; có tác dụng bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết an thần điều trị chứng mất ngủ do tâm tỳ hư.
TS.BS. Nguyễn Thị Tâm Thuận

Hạt dẻ - Vua của loài quả khô phòng nhiều bệnh

Hạt dẻ có tên Hán là Kha thụ đại túc, Bản lật để làm món ăn bổ dưỡng có tác dụng phòng chữa bệnh, hồi phục sức khỏe. Do đó còn có các tên "quả của tỳ", "quả của thận" là "vua của loài quả khô” có thể thay lương thực.
Có nhiều cách dùng để hạt dẻ cho ta những món ăn bổ dưỡng, nhất là với đối tượng già yếu, suy nhược, lưng đau, gối mỏi, sẽ được trường thọ.
Hạt dẻ - Vua của loài quả khô phòng nhiều bệnh
Hạt dẻ tươi sống ăn ngon nhưng dễ đầy hơi.
Hạt dẻ phơi khô (không phơi nắng) để hạt dẻ vào túi vải thừa hoặc làn tre thông gió. Hương vị cũng rất ngon. Đã có kinh nghiệm dùng hạt dẻ phơi gió chữa nổi hạch limpho khối u vùng cổ với vai trò tăng sức đề kháng.
Hạt dẻ rang là kiểu ăn dân dã trong tập quán ăn quà của người dân vào buổi tối những ngày giá rét bồi dưỡng loại đường tinh bột hấp thu chậm rất có lợi cho bữa ăn phụ trong ngày.
Hạt dẻ nghiền bột để nấu cháo, chè, bánh ga tô.
Hạt dẻ ninh trong các món ăn với các loại thức ăn động vật (như hạt sen, hạt điều, hạt hạnh đào...) hầm với bầu dục để bổ thận, hầm với phổi bổ phế...
Hạt dẻ kho thịt bò ngọt bùi giảm béo.
Hạt dẻ xào với tề thái là món ăn quen miệng của người dân Tô Châu (Trung Quốc).
Hạt dẻ xào đường là món ưa thích của Từ Hy Thái Hậu.
Ăn hạt dẻ nóng sẽ mềm, ngọt, thơm hơn nhưng không ngọt mát như khi ăn nguội.
Một số món ăn phòng chữa bệnh bằng hạt dẻ:
Nhuận táo, tan đờm, điều hóa chức năng dạ dày: Hạt dẻ 250g, thịt lợn nạc 500g, gia vị vừa đủ. Ninh nhừ. Ăn với cơm. Dùng tốt cho trường hợp viêm phế quản mãn tính, ít đờm.
Hạt dẻ tính ôn, vị ngọt, rất bổ (bổ khí, tỳ phế, thận) nên người xưa còn nói dẻ có công dụng giống đảng sâm, hoàng kỳ. Do đó hạt dẻ được ưa dùng cho bệnh nhân mạn tính và thời kỳ hồi phục. Nhưng không nên lạm dụng vì sẽ bị nê trệ, gây khó tiêu đầy hơi. Một số tài liệu khuyên người bị tiểu đường không nên ăn các món có hạt dẻ (?)
Ngày nay hạt dẻ được dùng trong làm thức ăn dinh dưỡng phòng chữa mỡ máu cao, xơ vữa mạch, tăng huyết áp, bệnh tim. Có hiệu quả trị liệu đối với viêm loét xoang miệng, lưỡi, môi (do thiếu vitamin nhóm B nhất là B2), hạt dẻ phòng chữa loãng xương tráng dương và ung thư...
Hạt dẻ và các loại hạt nói chung nhất là hạt vỏ cứng hạt hồ đào, điều, hướng dương, bí đỏ... có chung một số thành phần hoá học và tính năng công dụng gần giống nhau. Theo kinh nghiệm dân gian một số nước ngoài hạt làm thức ăn, hoa làm hương vị cho thuốc lá, lá làm thuốc chữa các bệnh đường hô hấp mạn tính, ho gà, đau nhức khớp, đau lưng, giãn cơ khớp, cầm máu.
Bổ thận khí, âm trung tiện, kiện tỳ vị, mạnh gân cốt. Dùng cho người tỳ vị yếu, phù nề, phụ nữ sau sinh: Hạt dẻ 150g, gà trống choai chỉ lấy phần thân (bỏ đầu, cổ, chân), trứng gà 1 quả, bột nước 30g, nước thịt luộc 0,75 lít. Gia vị: xì dầu, hành gừng.
Bổ thận, khí huyết, tỳ vị: Dùng cho người thận hư suy nhược, mất ngủ hay quên: Hạt dẻ 200g, nấm hương 5 cái, chim bồ câu non 1 con. Gia vị nước luộc thịt 2 bát con, rượu 1 thìa con, nước gừng 1 thìa con, hạt tiêu một ít, dầu vừng, xì dầu. Ướp thịt chim vào gia vị. Rán qua rồi cho tất cả vào ninh chín.
Bổ âm nhuận táo, bổ thận khỏe cơ. Dùng cho người âm hư, ho lâu ngày, da khô, lưng gối mỏi:Hạt dẻ 150g, bách hợp 20g, khiếm thực 15g, thịt nạc 100g, cá tươi 1 con 250g. Cá rán hơi vàng rồi cho các thứ còn lại ninh trong 2 giờ, nêm gia vị.
Bổ tỳ thận chữa tiêu hoá kém lưng đau, gối mỏi, phòng chống ung bướu. Hạt dẻ 100g, nấm đầu khỉ (hầu thủ) 200g, rượu 10g, gừng 5g, hành 10g, đường 15g, xì dầu 10g, dầu thực vật 35g. Phi thơm hành gừng cho rượu, xì dầu đảo đều rồi cho hạt dẻ và nấm, ít nước. Đun sôi rồi nhỏ lửa sao nhừ, nêm gia vị. Ăn với cơm.
Bổ thận khí, chắc răng: Hạt dẻ 100g, gạo 100g, đường phèn 100g, nước 1 lít. Hạt dẻ rang thơm nghiền nhỏ, cho đường phèn vào. Gạo nguyên hạt hoặc tán bột nấu cháo cho bột dẻ rang vào cháo ăn.
Chứng huyết ứ trệ, kinh lạc không thông làm cho tinh không xuất được gây đau tức bẹn âm ỉ: Hạt dẻ 100g, cải bắp 200g. Nước luộc gà, rượu, đường, gia vị. Hấp hạt dẻ với nước luộc gà, xì dầu cho nhừ. Xào cải bắp vàng thì vớt ra nhúng nước sôi hết dầu. Cho tất cả nấu thành canh. Muốn sánh thì cho bột. Cách ngày ăn một lần.
Chữa ho gà (ho từng cơn): Hạt dẻ 30g, thịt bí đao 30g, râu bắp 6g, đường phèn 30g. Nước 500ml nấu lấy 250ml nước pha đường phèn để uống, ngày 1 lần liền 10 - 15 ngày.
Tư bổ ngũ tạng, khí khuyết, cường gân kiện cốt: Dùng cho người già yếu, thiếu máu. Hạt dẻ 100g, trứng gà 100g, ninh hạt dẻ nhừ rồi đập trứng vào, nêm gia vị vừa ăn.
Nhuận da, dưỡng nhan sắc chữa mỡ máu cao, vàng da, ho, phù: Hạt dẻ 300g, táo đỏ (táo tầu) 100g, cẳng chân trước lợn 300g (chặt nhỏ), ít rượu, xì dầu, gia vị gừng hành... Tất cả cho với nước vừa đủ hầm chín, nêm gia vị nấu cho nhừ. Có thể vớt bỏ váng bọt mỡ cho đỡ béo ngậy rồ ăn.
Cách bóc vỏ hạt dẻ lấy nhân làm thức ăn, thuốc: Nếu rang hạt dẻ thì trước đó dùng dao rạch 1 đường trên hạt dẻ thì khi rang nóng vỏ rẽ nứt ra, dễ bóc.
Nếu luộc thì trước đó cho ít dầu rán vào nước luộc thì vỏ hạt dẻ sẽ mềm hơn nên dễ bóc.
BS. Phó Thuần Hương

Gọi video bằng Google Hangouts sẽ có chất lượng hình ảnh tốt hơn

Phiên bản web của dịch vụ nhắn tin, gọi điện Hangouts của Google vừa được cải tiến cả về giao diện lẫn chất lượng video.

Google mới đây vừa công bố sẽ cải tiến cho dịch vụ nhắn tin, gọi điện Hangouts của hãng. Theo đó, Hangouts phiên bản web giờ đây sẽ có giao diện đơn giản hơn, các nút điều khiển cuộc gọi được bố trí phía dưới và ở giữa màn hình. Cải tiến đáng chú ý hơn nằm ở phần chất lượng hình ảnh. Chất lượng video với Hangouts giờ đây sẽ cao hơn, hình ảnh nét hơn. Ngoài ra, tốc độ mở ứng dụng sẽ được cải thiện, giúp bạn không mất quá nhiều thời gian để chờ đợi.
Hiện tại chỉ mới một nhóm nhỏ người dùng Hangouts được trải nghiệm các cải tiến mà Google vừa công bố, tuy nhiên, hãng hứa hẹn sẽ sớm update cho toàn bộ người dùng trên thế giới trong tương lai không xa. Bên cạnh đó, người dùng có thể sẽ thấy phiên bản Hangouts mới bị thiếu một số tính năng, như tính năng hỗ trợ ứng dụng bên trong Hangouts. Google cũng cho phép người dùng quay về với trải nghiệm cũ nếu họ không thích các tính năng mới bằng cách chọn "Original version" trong menu của ứng dụng.


Theo Androidcentral

Wednesday, November 11, 2015

Kinh nghiệm dân gian chữa viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một bệnh rất thường gặp với cơ chế bệnh sinh là tình trạng mẫn cảm đặc biệt của cơ thể, phản ứng bất thường và quá mức sau khi tiếp xúc với một dị nguyên nhất định, biểu hiện trên lâm sàng bằng ba triệu chứng chính là hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi.
Trong y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng thuộc phạm vi các chứng "tỵ cừu", "tỵ trất"... Thông thường, người ta căn cứ vào các triệu chứng cụ thể mà phân thành nhiều thể bệnh khác nhau và tiến hành trị liệu theo nguyên tắc "biện chứng luận trị" của y học cổ truyền.Về mặt kinh nghiệm dân gian, cũng có khá nhiều bài thuốc và phương pháp trị liệu viêm mũi dị ứng, có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình như sau:
Phương pháp dùng thuốc
Bài 1: Hoa cứt lợn tím tươi 1 cái, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái. Ba thứ rửa thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.
Kinh nghiệm dân gian chữa viêm mũi dị ứng
Kinh nghiệm dân gian chữa viêm mũi dị ứng
Trứng gà, óc lợn, thành phần chính trong một bài thuốc trị viêm mũi dị ứng.
Bài 2: Hoa cứt lợn tím tươi 10 cái rửa thật sạch, nghiền nát ngâm với 10ml cồn 70o rồi lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.
Bài 3: Lá cóc mẳn (nga bất thực thảo) lượng vừa đủ, rửa thật sạch, giã nát rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.
Bài 4: Lá cóc mẳn 65g, tân di 15g, sắc lấy nước, lọc qua gạc sạch rồi nhỏ vào lỗ mũi, mỗi ngày ba lần.
Bài 5: Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 30g, sắc với 300 ml nước lấy 150 ml chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 6: Tân di 60g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 6g, hành 90g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán bột rồi trộn thêm với một chút bột thạch cao, bột băng phiến và bột lô cam thạch. Mỗi ngày, buổi trưa và tối trước khi đi ngủ, rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý rồi dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong lỗ mũi.
Bài 7: Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hai thứ hoà đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày.
Bài 8: Tổ ong 1 miếng, nhai nát nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Bài 9: Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1cm, thịt lợn nạc 60g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín dùng làm canh ăn hàng ngày, 5 ngày là một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình.
Bài 10: Tân di 15g, trứng gà 2 quả. Cho tân di vào nấu với 2 bát nước lấy 1 bát, trứng gà luộc chín bỏ vỏ, chích 10 lỗ xung quanh rồi cho vào đun với nước sắc tân di, uống nước ăn cái.
Bài 11: Óc lợn 1 đôi, trứng gà 2 quả, hai thứ đánh đều, gia thêm một chút đường phèn và rượu lâu năm rồi hấp ăn.
Phương pháp không dùng thuốc
Cách 1: Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi ấn đẩy lên xuống hai huyệt Nghinh hương (sát cạnh cánh mũi) làm cho hai lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít mạnh bên đó, thở ra đường miệng. Nếu hai lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón tay cái cùng bên cầm đầu chót mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh cho đến khi thật thông thì thôi. Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5 - 7 lần. Mỗi ngày làm 3 - 7 lần.
Cách 2: Dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt Dũng tuyền, mỗi tối 1 lần. Cách xác định huyệt Dũng tuyền : lấy ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối giữa đầu ngón chân thứ 2 (kể từ ngón cái) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.
Để nâng cao hiệu quả trị liệu, có thể dùng kết hợp các bài thuốc và các phương pháp với nhau. Thông thường, người ta hay dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc nhỏ mũi với một phương pháp không dùng thuốc.
ThS. HOÀNG KHÁNH TOÀN

8 cách giúp "cai nghiện" điện thoại thông minh

Chứng “nghiện” điện thoại thông minh là một trong những đề tài tốn nhiều giấy mực hiện nay. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn nghỉ ngơi mà không cần chú "dế" của mình trong một khoảng thời gian nhất định.
Kết quả của một nghiên cứu gần đây cho thấy, 67% người dùng điện thoại thông minh được khảo sát nói rằng họ dùng điện thoại để kiểm tra xem họ có nhận được cuộc gọi hoặc tin nhắn văn bản mới nào không, ngay cả khi không có tín hiệu thông báo từ thiết bị, 44% ngủ cùng với điện thoại và 29% nói rằng họ không thể sống thiếu điện thoại thông minh. Sau đây là 8 cách giúp bạn “cai nghiện” điện thoại thông minh trong một thời gian. 
1. Đặt điện thoại thông minh ở chế độ im lặng
Bạn không nhất thiết coi việc cài đặt dế của bạn ở chế độ im lặng là điều đầu tiên cần làm khi bạn muốn thoát khỏi hội chứng nghiện này. Chú ý, không phải là chế độ rung  mà là chế độ im lặng. Và sau đó, bạn sẽ không còn liên tục nhìn vào màn hình của điện thoại 5 phút một lần nữa. Bạn sẽ thấy, sau một khoảng thời gian, bạn sẽ thoát khỏi tình trạng luôn đợi chờ một tin nhắn mới hay một thông báo mới nào đó.
2. “Giấu” điện thoại
Cách này thật đơn giản mà bạn thậm chí còn chưa nghĩ tới nhưng lại rất hiệu quả. Bằng cách đặt điện thoại thông minh của bạn ra khỏi tầm nhìn của bạn (sau khi đã chuyển nó ở chế độ im lặng), bạn sẽ không bị cám dỗ vào việc màn hình bật sáng hay không để kiểm tra các thông báo hoặc tin nhắn mới.
Tất nhiên bạn không nhất thiết phải «giấu» chiếc điện thoại ở một xó xỉnh nào đó (không thể tìm ra) trong nhà bạn hoặc trong vườn nhà bạn vì bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị mất hoặc gây «tổn thương» (xước) đến thiết bị. Chỉ đơn giản, bạn hãy đặt nó ở ngoài tầm nhìn của bạn. Cách lý tưởng đó là đặt nó ở trong túi xách hoặc đơn giản ở trong ngăn kéo bàn. Nhưng chú ý, đừng đặt nó trên máy tính bảng của bạn!
3. Bỏ qua các thông báo
Bạn là một trong những người luôn xem thông báo cứ 5 phút một lần? Tin nhắn SMS, Facebook, tất cả các phương tiện thông tin khiến bạn luôn luôn phải cầm chiếc điện thoại trên tay và bật màn hình để kiểm tra xem ai vừa đăng tải nhận xét về hình ảnh mới nhất của bạn trên mạng xã hội, hay ai vừa trả lời tin nhắn của bạn.
Hãy yên tâm, bạn không ở một mình. Bạn hãy vào phần cài đặt của điện thoại và đặt chế độ hạn chế các thông báo, sau đó bạn chỉ đọc thông báo cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thời gian rảnh rỗi để nghĩ đến những điều khác và cũng là cách để tiết kiệm năng lượng pin cho thiết bị của bạn.
4. Hãy ý thức khoảng thời gian nào dành cho điện thoại thông minh
Bạn trả một khoản tiền không nhỏ để mua điện thoại thông minh, bạn thích nó và nó trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại thông minh của mình trong một ngày chưa?  Bạn không cần đo thời gian đó vì ứng dụng Quality Time sẽ giúp bạn làm điều đó. Và nếu là một người «nghiện» điện thoại thì câu trả lời của ứng dụng sẽ có thể khiến bạn phải «sợ» và ý thức hơn việc dùng điện thoại của mình trong ngày.
5. Dành cho mình những khoảng thời gian “không smartphone”
Do đặc thù và tính năng, điện thoại thông minh luôn đi kèm với chúng ta mọi thời điểm trong ngày. Chat qua ứng dụng tin nhắn SMS, lướt web và thậm chí nghe nhạc. Nhưng nếu bạn có thể dành cho mình những khoảnh thời gian «không điện thoại thông minh» thì đó không phải là một điều tồi tệ.
Hơn nữa, trong ngày bạn còn rất nhiều khoảng thời gian mà không cần điện thoại, như tắm, chạy bộ (mà không sử dụng bất kỳ ứng dụng để theo dõi hoạt động thể chất) và nấu ăn (mà không cần tham khảo ứng dụng nội trợ). Tốt hơn, hãy đặt điện thoại thông minh của bạn ở chế độ máy bay hoặc tắt nó đi và hãy dành cho trí tưởng tượng của bạn một khoảng thời gian không liên hệ với điện thoại.
6. Không dùng điện thoại để báo thức
Tính năng báo thức trên tất cả các điện thoại thông minh rất tiện dụng. Nhưng nó cũng có tác động tiêu cực đến bạn vì bạn sẽ phải để điện thoại gần giường của bạn và kiểm tra các thông báo đến vào buổi sáng khi thức dậy. Buổi sáng trên giường là một trong những khoảng thời gian bạn nên để cho cái đầu nghỉ ngơi (trống rỗng), thoải mái để bắt đầu một ngày mới.
7. Sắp xếp lịch nghỉ ngơi
Lời khuyên này như một sự thỏa hiệp tốt nhất cho bạn. Theo gợi ý của Tiến sĩ Larry D. Rosen, một giáo sư tâm lý tại Đại học bang California, bạn hãy kiểm tra các thông báo, các cuộc gọi, tin nhắn SMS và mạng xã hội trong vòng một phút và sau đó tắt điện thoại trong vòng 15 phút, trong khi đó hãy để điện thoại xa khỏi tầm mắt của bạn.
Bạn đặt báo thức sau 15 phút tắt máy và sau đó tiếp tục lặp lại quá trình như trên. Mục đích của điều này là kéo dài thời gian thư giãn trước khi bạn nhận ra rằng ngay cả khi bạn không có điện thoại thông minh bên cạnh, bạn cũng sẽ không bỏ lỡ bất cứ điều gì.
8. Hãy ra khỏi nhà mà không mang theo điện thoại thông minh
Điện thoại thông minh là một thiết bị di động, chúng ta có thể mang nó đi khắp mọi nơi nhưng chúng ta cũng vẫn có một cuộc sống tuyệt vời nếu không có nó ở bên cạnh.
Ví dụ một người rời khỏi nhà mỗi ngày để dắt chó đi bộ hoặc mua một chiếc bánh mì mà không đem theo điện thoại thông minh. Và sau đó bạn ra khỏi nhà 5 phút, 10 phút, 15 phút hoặc nhiều giờ mà không dùng smartphone cho đến khi thành thói quen. Đó là một nguyên tắc tương tự như việc thiết lập thời gian nghỉ trong ngày của bạn.

Tuesday, November 10, 2015

Bài thuốc chữa bệnh từ thịt gà

Hàng ngày chúng ta thường sử dụng thịt gà làm thực phẩm như: Gà luộc, gà xé phay trộn gỏi, gà rô ti…. Tuy nhiên để sử dụng thịt gà làm thuốc thì không phải ai cũng biết.
Thịt gà là thực phẩm chất lượng cao bổ dưỡng dễ tiêu hóa hấp thu. Thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, canxi, phốt pho, sắt. Theo quan niệm của Đông y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh phổi. Có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn. Ngoài ra, thịt gà còn chữa được băng huyếtxích bạch đới, lỵ, ung nhọt, trừ phong.
Có nhiều bài thuốc hay từ thịt gà đã được các sách Đông y ghi nhận hiệu quả. Ở đây chỉ xin giới thiệu vài bài thuốc đơn giản, dễ làm và có tác dụng thiết thực trong điều trị một số bệnh thường gặp:
Hạ huyết áp: gà giò (trống) một con, quyết minh tử 12g, ngũ vị tử 10g, gừng 5g, hành 10g, muối vừa đủ. Gà trống làm sạch, bỏ lòng. Hai vị kia rửa sạch, gừng đập giập, hành cắt nhuyễn, ướp muối lên thịt gà, bỏ gừng, hành, quyết minh tử, ngũ vị tử vào bụng gà. Nấu với một lít nước, đun to lửa sau vặn nhỏ. Hầm 60 phút. Mỗi ngày ăn một lần
Tăng huyết ápđái tháo đường kèm béo phì: thịt gà 100g, bí đao 200g, đảng sâm 3g, muối một ít. Thịt gà cắt miếng nhỏ cho vào nồi với đảng sâm, nước nửa lít, đun nhỏ lửa, hầm chín. Cho bí đao cắt miếng vào với gia vị vừa đủ. Ăn thịt, uống canh, dùng cùng trong bữa ăn.
Người ốm thiếu máu: gà giò một con, mổ bỏ ruột, nhét một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, khâu lại, nấu kỹ, mỗi ngày ăn một con. Ăn một tuần liền.
Ho lâu ngày, khó ngủ: cũng làm như bài thuốc trên nhưng thay lá ngải cứu bằng lá dâu tằm non và nửa chén gạo nếp (nấu ăn).
Tinh thần mệt mỏi, xương khớp tê nhức: gà ác một con, táo tàu đen 10 quả, hoài sơn (củ mài) 15g, kỷ tử 10g, ý dĩ 30g, vài củ hành tím, gia vị vừa đủ. Gà làm sạch, để nguyên con. Hành tím bóc vỏ, nướng chín; ý dĩ ngâm nước cho nở; ngâm táo tàu 10 phút, vớt ra để ráo. Đặt gà vào thố sứ, cho táo và ba vị kia vào, đổ nước vừa bằng, đậy nắp thố, chưng cách thuỷ chừng một tiếng rưỡi. Nêm ít đường, muối, rồi thả hành tím nướng vào. 30 phút sau ăn được, rắc ít tiêu bột cho thơm. Ăn nóng, mỗi ngày một lần, từ 7-10 ngày.
Suy nhược cơ thể, ho lao, sau khi đẻ gầy yếu: gà mái một con, gạo lứt 100g. Mổ gà, bỏ ruột, nấu lấy nước đặc. Cho gạo lứt đãi sạch vào nồi, đun lửa to, sau nhỏ dần. Nấu cháo loãng, nêm gia vị vừa ăn. Ăn nóng hai bữa sáng, tối.
Bác sĩ Trần Thuấn