Ngày 6/2/1966, báo chí Mỹ đưa tin Tổng thống Lyndon B. Johnson cùng các nhân vật quân sự cao cấp của Hoa Kỳ gặp Thủ tướng Nam Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ tại in Honolulu.
Kể từ đó cho đến cuộc hành quân Lam Sơn năm 1971, nỗ lực đáng kể cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa để đổi thế cờ, tưởng như còn rất xa.
Cũng vào đầu năm 1966, ai mà hình dung được lúc Sài Gòn sụp đổ, chính Tướng Kỳ có cú đáp trực thăng xuống tàu chiến Mỹ, liều lĩnh nhưng 'hạ cánh an toàn', như mọi việc trong cuộc đời luôn được báo chí chú ý của ông.Khi thăm Hawaii ông Kỳ cũng bắt đầu cùng các tướng lĩnh trong BấmỦy ban Lãnh đạo Quốc gia dấn bước vào một cuộc phiêu lưu chính trị - quân sự đầy bất trắc nhưng Hoa Kỳ luôn đóng vai quyết định.
Và ai nghĩ được 'Con Tạo oái oăm' tới mức khi ông về thăm quê Sơn Tây nhiều năm sau cuộc chiến, báo chí của nước Việt Nam cộng sản bám sát, mô tả ông một cách hãnh diện.
Danh nhân Sơn Tây
Trong khi News Online của BBC tiếng Anh chạy tin "Vietnam Welcomes Former Enemy" (Việt Nam đón chào kẻ cựu thù), báo chí trong nước coi chuyến về thăm quê của ông Kỳ là một thành công của chính sách kiều vận.
Ông cũng không hề che dấu chuyện về Việt Nam, nhưng cũng chẳng tỏ ra hối tiếc hay xin lỗi gì về cuộc chiến như một số nhân vật ở Hà Nội mong mỏi.
Tôi chưa bao giờ gặp ông Nguyễn Cao Kỳ và đọc cuốn 'Con Cầu Tự - Cuộc chiến để cứu Việt Nam của tôi' (BấmBuddha's Child: My Fight to Save Vietnam) ông viết với tác giả Mỹ Marvin Wolf thấy có quá nhiều đoạn tự khen.
Ngoài các vụ gây choáng cho 'đồng minh Hoa Kỳ' như chở tướng lĩnh của họ bay thấp tới mức chạm sóng biển, ông cũng dành nhiều trang kể cảnh tán gái.
Trực thăng của công được ông dùng để tạo ấn tượng cho một thiếu nữ đã bay tung cả mái nhà nơi xóm nghèo cô sống.
Chả thế mà báo chí ngoại quốc gọi là là tay tướng 'cao bồi' của Chế độ Sài Gòn.
Với người miền Nam, một tướng Kỳ nắm quyền còn được ghi nhớ qua chính biến lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, cuộc đấu đá với Tướng Nguyễn Khánh, vụ loại Tướng Nguyễn Chánh Thi, trấn áp Phật giáo miền Trung, và nhiều sự kiện khác.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC Tiếng Việt khi ông có ý định về nước Tướng Kỳ nói rất tình cảm rằng Việt Nam là tổ quốc, quê hương và nói mạch lạc, mạnh mẽ rằng ông chưa bao giờ ủng hộ chủ nghĩa cộng sản.
Câu đó có thể khiến bạn nghe đài BBC ở trong nước ng̣ac nhiên nhưng với cả triệu người Bắc di cư năm 1954 thì là chuyện hiển nhiên.
Thực ra ông Kỳ về thăm quê vì nhiều năm sau cuộc chiến, quê hương với ông vẫn to lớn hơn khái niệm 'cộng sản'.
Và khi đã có tuổi, ai mà không có quyền của một con người tìm về lại nơi chốn tuổi thơ.
Nhưng với nhiều người gồm cả tôi, chuyện ông về thăm quê thì cũng bình thường thôi, chỉ lạ là việc gì ông phải hăng lên nói về khá nhiều đề tài.
Tôi không rõ việc làm ăn của ông ở Việt Nam thành bại ra sao.
Nhưng dù không phải là chiến lược gia, ông cũng vung vinh khuyến khích Việt Nam "phải đi theo con đường Trung Quốc" và ca ngợi thuyết 'thịnh vượng không cần tự do' bằng các ví dụ của Hàn Quốc thời Park Chung Hee và Thái Lan thời Sarit Thanarat.
Nhưng đấy là khi đặt ra vấn đề quan điểm, còn với không ít người dân miền Bắc, việc ông về nước không gây tranh cãi nhiều lắm.
Trong một lần lên thăm Thành Sơn Tây và ngồi ăn trưa với bạn bè, tự nhiên câu chuyện về địa phương của chúng tôi lan sang bàn về ông Kỳ, người xuống Hà Nội sống hồi trẻ và đi xa hơn nhưng vẫn mang tính cách 'ngông có hạng' của vùng Sơn Tây.
Người dân ở đó nhắc đến ông Kỳ cũng như bất cứ mọi nhân vật có tên tuổi làm nổi danh làng xã, tỉnh huyện mình.
Với họ, 'danh nhân Sơn Tây' gồm cả Tướng Kỳ của Sài Gòn và nhà thơ quân đội Quang Dũng, người vì thơ hay và tính khảng khái (một dạng ngông?) nên bị Đảng xử tệ.
Ông là ai?
Với người Việt thì l̀a như vậy, còn với nước ngoài, tôi nghĩ cuộc đời ông Kỳ và cách người ta nhìn ông cũng nói lên khá nhiều về vị thế và thân phận người Việt Nam nói chung.
Tướng Charles de Gaulle của Pháp từng hỏi "Qui est Ky?", tạm dịch thiếu phần chơi chữ tiếng Tây: Kỳ, y là ai?
Tôi dám chắc rằng ngày nay, mỗi khi một lãnh đạo cao cấp từ Ba Đình ra nước ngoài, thì quan chức Âu Mỹ cũng hỏi như vậy, hàm ý "Y là loại gì, có gì đáng nói?"
Và ông Kỳ còn hơn nhiều ông lãnh đạo hiện giờ vì ông rành cả tiếng Pháp, tiếng Anh, ngồi hút thuốc, đàm đạo với các lãnh đ̣ạo Phương Tây, Đài Loan, Đông Nam Á rất có vai vế, chẳng kém chút nào.
Nhưng nghĩ kỹ lại thì hình ảnh bên ngoài là một chuyện, cách nước lớn đối xử với ông, tức là với miền Nam khi đó và rộng ra là người Việt Nam nói chung, lại là chuyện khác.
Sau cuộc gặp Honolulu, Tổng thống Johnson hùng hồn:
"Cuộc hội đàm ra tuyên bố chung rằng Hoa Kỳ cam kết giúp Nam Việt Nam 'chống xâm lược', phát triển nền kinh tế, thiết lập nguyên tắc tự quyết, chính phủ vì đồng thuận của nhân dân."
Hệt như các ông Bush và Obama sau này nói về Afghanistan và Iraq, ông Johnson cũng nói rằng chiến thắng ở Việt Nam không phải bằng quân sự mà là 'chiến thắng đói nghèo, bệnh tật và nỗi vô vọng'.
Tôi luôn thán phục người Mỹ, xưa và nay, về tài hùng biện.
Nhưng lời của ông Johnson, người mới thực là quê xứ cao bồi Texas, đã bị những cơn lốc chiến tranh và mớ bùng nhùng của chính trị Washington cuốn đi rồi tan biến trong không trung.
Thứ còn lại không chỉ là vị đắng của quân nhân cán chính đồng minh Việt Nam Cộng Hòa mà cả vị ṃăn của hàng triệu người Việt đổ ra.
'Nền dân chủ cho Nam Việt Nam' hai ông tuyên bố chung ở Honolulu thì đến nay cả nước Việt Nam vẫn còn chật vật 'quá độ' mãi chưa tới.
Hoa Kỳ đang quay lại ve vãn một cựu thù đa nghi vì cuộc chơi đại dương và hàng hải mới ló nhưng tôi chưa thấy rõ con cháu ông Johnson sẽ thực hiện các mục tiêu cao đẹp ông nói với ông Kỳ năm 1966 cho Việt Nam bằng cách nào.
Điều quá rõ trong Cuộc chiến Việt Nam là một mình ông Kỳ, bản thân chưa bao giờ là một danh tướng, chẳng làm được gì để xoay chuyển tình thế cho miền Nam.
Thậm chí đến cả bây giờ, một nước Việt Nam thống nhất, do một đảng lãnh đạo toàn quyền mà còn gay go tìm hướng trong cuộc chơi với các nước lớn, huống chi là tình cảnh của VNCH khi đó.
Nên tất nhiên ta cũng sẽ không công bằng nếu đòi ông Kỳ phải có phần trong việc gây dựng lại Việt Nam thời hậu chiến.
Khi về thăm lại quê hương năm 2004, theo cách tính tuổi của nhiều làng quê miền Bắc thì ông đã ở tuổi th́ất tuần, thuộc hàng thượng thọ.
Lục lại tư liệu tôi thấy hóa ra không phải khi đó ông Kỳ mới thay đổi cái nhìn về người Mỹ, về miền Bắc.
Năm 1967, khi hỏi chuyện một tù bình cộng sản ở gần vùng giới tuyến, ông được báo chí Mỹ trích lời phê phán Washington "ngưng chiến", và hô hào đối thoại với Hà Nội.
Theo ông, hai miền Nam Bắc Việt Nam cần nói chuyện trực tiếp, "không có những kẻ lạ" (without outsiders) vào một th̀ơi điểm chín muồi.
Không biết lúc qua đời, Tướng Nguyễn Cao Kỳ (1930 - 2011) có nghĩ rằng câu nói của ông trên 40 năm trước, có thể chỉ để 'lấy điểm' với truyền thông ngoại quốc vẫn còn ý nghĩa.
Người Việt trong và ngoài nước chưa thực sự thống nhất về tinh thần, và vai trò của những 'outsider' với số phận Việt Nam nay còn lên cao hơn bao giờ hết.
0 nhận xét :
Post a Comment