Monday, June 2, 2014

10 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ TẾT ĐOAN NGỌ


1. Tết Đoan Ngọ dù được tất cả các quốc gia Á Đông đón chung, nó vốn xuất phát từ nền văn hóa Bách Việt. Tác giả người Trung Hoa – Nghê Nông Thủy – khẳng định “Tết Đoan ngọ là cống hiến to lớn của người Bách Việt đối với văn hóa Trung Hoa”.

2. “Đoan” nghĩa là bắt đầu, còn “Ngọ” là thời điểm giữa trưa. Ngày Đoan Ngọ là mở đầu của chuỗi ngày nóng nhất trong năm. Đây là thời điểm dễ sinh bệnh tật nên người dân cần có sự chuẩn bị cho bản thân và gia đình.

3. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là  tết Nửa năm vì nó rơi đúng vào ngày giữa năm theo lịch Kiến Tý  của người Việt cổ, vốn chọn tháng 11 là tháng đầu năm.

4. Không chỉ ăn cơm nếp rượu và uống Fugaca như ngày nay, người Việt cổ đón Tết Đoan Ngọ cầu kỳ hơn nhiều. Sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất, phải súc miệng 3 lần cho sạch, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc, rồi bước chân ra khỏi giường, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, ăn tiếp trái cây cho sâu bọ chết. Các gia đình truyền thống thường phải ăn ít nhất một bát rượu nếp, một bát thạch quả, rồi đến trái cây tươi như mận, muỗm, sấu, đào, roi.

5. Trẻ con được đeo túi bùa ngũ sắc tết bằng vải và chỉ 5 màu (đen, đỏ, xanh, trắng, vàng – ngũ hành). Trong túi thường có 5 món sau:

Một cục hồng hoàng có tính chất kỵ rắn rết, đuổi quỷ;
Một túi hạt mùi hình vuông kỵ gió;
Một quả ớt màu (xanh, đỏ, vàng);
Một quả na;
Một quả hồng.

6. Ngày Đoan ngọ, người ta lấy lá ngãi cứu bó thành hình dáng của con vật cầm tinh năm ấy rồi treo trước cửa nhà để tránh đau ốm và trừ tà. Ngải cứu vốn có tính giải độc và giúp con người cảm thấy dễ chịu sau khi đã ăn quá nhiều cơm rượu và trái cây.

7. Các loại lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre được đung chung trong một nồi để lấy nước tắm. Mùa nóng lại tắm nước nóng có lá thơm, mồ hôi toát ra, cảm giác khoan khoái dễ chịu, thơm tho làm cho con người phấn chấn.

8. Ngày Đoan Ngọ, để cây ra quả tốt, một người sẽ leo lên cây và một người nữa đứng dưới gốc. Người dưới gốc hỏi tại sao cây không ra quả và dọa chặt cây. Người trên cây vái lạy xin đừng chặt và hứa ra quả. Người dưới cây hỏi sẽ ra mấy quả, người trên cây trả lời số quả tùy vào sức vóc của cây.

9. Những chàng trai đã hỏi vợ nhưng chưa cưới, tới ngày này phải “đi sêu” nhà bố mẹ vợ. Lễ vật thường là gạo chiêm mới, đậu xanh, cặp ngỗng, cặp chim ngói, vài quả dưa hấu,… chủ yếu là sản phẩm canh nông. Đây là dấu hiệu cho thấy xã hội cổ xưa đã dành cho nữ giới một chỗ đứng nhất định.

10. Trong những ngôi làng truyền thống Việt Nam xưa các ông đồ dạy học thường không lấy tiền công, chính vì thế học trò thư sinh nhân này này để tạ ơn thầy cô vào ngày này. Học trò cũ làm nên danh vọng cũng không quên ơn thầy cô cũ mà về viếng thăm. Đây là một truyền thống tôn sư trọng đạo rất đáng quý của người Việt.

(Nguồn: Internet)

0 nhận xét :