Một nghệ sĩ chu du nhiều vùng đất xa xôi trên thế giới để ghi hình nhiều loài thực vật và xuất bản cuốn sách với tựa đề "Những sinh vật tồn tại lâu nhất thế giới".
Cây bụi hoa 2.000 tuổi gồm hàng ngàn nhánh lá nhỏ và dày, phát triển ở những khu vực cao của sa mạc Atacama, Chile. Chúng có quan hệ họ hàng với mùi tây. |
Cây vân sam Gran Picea 9.950 tuổi là “bức tự họa” của hiện tượng biến đổi khí hậu trên trái đất. Đa số nhánh cây gần mặt đất phát triển đồng đều trong gần 9.500 năm. Tuy nhiên, do nhiệt độ nóng lên tại cao nguyên Fulufjallet ở phía tây Thụy Điển, phần thân mới, gầy guộc nằm ở thân giữa chỉ có thể phát triển trong khoảng 50 năm và sau đó lụi tàn. |
Đá stromatolite là khởi nguồn của mọi sự sống trên hành tinh. Chúng là một trong số những sinh vật gắn với sự xuất hiện của oxy trên trái đất cách đây 3,5 tỷ năm. |
Bãi rêu 5.500 tuổi tồn tại xung quanh đảo Voi ở Nam Cực. Người ta từng coi việc phát hiện bãi rêu là một kỳ tích. |
Đám cháy đã phá hủy hầu hết những cây thông Huon 10.500 tuổi trên núi Read ở Tasmania. Chỉ một số ít cá thể vẫn tồn tại. |
Cây lá kim nguyên thủy Welwitschia 2.000 năm tuổi trong sa mạc Namib-Naukluft của Namibia. Loài cây này chỉ tồn tại ở bờ biển Namibia và Angola. Welwitschia chỉ có hai lá đơn và không bao giờ rụng. |
Cây Baobab 2.000 năm tuổi trong ở khu bảo tồn quốc gia Kruger tại Nam Phi. Hốc cây thường trống rỗng khi trưởng thành. Chúng trở thành nơi trú ẩn cho nhiều loài động vật. |
Bãi cỏ biển Posidonia 100.000 năm tuổi ở quần đảo Baleric, Tây Ban Nha. Chúng đang phát triển trong vùng nước giữa các đảo Ibiza và Formentera do UNESCO bảo vệ. |
0 nhận xét :
Post a Comment