Trong ăn uống Uống đồ có cồn khi đói
1. Uống rượu bia khi đói sẽ làm bạn ngấu nghiến mọi thứ do đòi hỏi phải tăng lượng gluco cho cơ thể. Những chất kích thích nhiều calorie này sẽ đi thẳng vào máu và được tích lại dưới dạng mỡ. Cồn sẽ làm gián đoạn quá trình sản suất gluco trong cơ thể. Nhưng sự thật là gluco sẽ không tăng cho đến khi tất cả lượng cồn trong cơ thể được thải hết ra ngoài.
Ăn nhiều trước khi ngủ
2 . Ngủ là trạng thái “phục hồi và tích trữ” của cơ thể, nếu trong ngày hoạt động thể lực với việc nạp năng lượng không cân bằng, thức ăn “thừa” sẽ chuyển hóa sang dạng mỡ. Đặc biệt là khi bạn ăn thực phẩm chứa nhiều hydrat-cacbon vào buổi tối. Cảm giác đói về đêm chưa hẳn là bạn đã cần ăn, đôi khi đó chỉ là cách cơ thể bạn “kêu” mệt.
Uống nước ép hoa quả
3. Nước ép hoa quả chứa rất nhiều vitamin, tuy nhiên cũng chứa rất nhiều đường, thường là nhiều hơn lượng đường của chính loại quả đó. Đường khi vào cơ thể nếu không được sử dụng ngay sẽ chuyển hóa thành mỡ.
Ăn vặt
4. Đồ ăn vặt chính là nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến vóc dáng của bạn. Thêm vào đó, hầu hết các loại bánh snack đều mặn, chúng sẽ không tốt cho huyết áp của bạn.
Uống trà sau khi ăn
5. Đây là một quan niệm phản khoa học vì, acid tanna có trong lá chè sẽ kết hợp với chất sắt trong thức ăn gây khó tiêu. Nếu duy trì thói quen này lâu ngày sẽ gây ra thiếu máu do thiếu sắt. Uống trà còn làm loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của cơ thể.
Ăn một số loại hoa quả
khi đói
6•Vải thiều: ăn nhiều khi đang đói có thể bị say, thậm chí hôn mê.
• Quất: chứa hàm lượng lớn đường và acid hữu cơ nên ăn khi đói sẽ làm cơ thể nôn nao, rối loạn tiêu hóa.
• Chuối tiêu: chứa nhiều magiê, ăn khi đói bụng sẽ phá hủy cân bằng magiê - calci trong máu ảnh hưởng tới tim mạch.
Pha sữa bột bằng nước sôi
7. Ở nhiệt độ trên 600C, một số thành phần của sữa sẽ bị biến chất. Nhiệt độ càng cao khả năng bị phá hủy của các thành phần dinh dưỡng trong sữa càng lớn. Nhiệt độ khoảng 400C là lý tưởng để pha sữa.
Khi ngủ
Đeo nữ trang
8. Nữ trang thường được làm từ kim loại, đeo lâu sẽ làm tổn hại cho da, gây ra phản ứng giống như trúng độc. Một số nữ trang có tác dụng phát sáng sẽ phóng ra tia bức xạ. Mặc dù lượng xạ phát ra không nhiều, nhưng thời gian dài tích lũy sẽ gây ra hậu quả không tốt.
Gối đầu lên tay
9. Cánh tay giơ cao sẽ khiến cơ bắp cánh tay không được thư giãn thoải mái. Cánh tay bị gấp lại lâu còn khiến cho máu không được lưu thông khiến tay dễ bị tê liệt, nhức mỏi. Ngoài ra, cánh tay giơ cao cũng sẽ làm cho áp lực vùng bụng tăng lên, làm cho thức ăn trong dạ dày cùng với dịch tiêu hóa chạy ngược trở lại thực quản, kích thích niêm mạc thực quản, gây ra niêm mạc thực quản chảy máu và bệnh phù thũng, thậm chí còn phát sinh ra viêm thực quản do thức ăn trào ngược.
Mặc áo nịt ngực
10. Ban ngày, áo nịt ngực có tác dụng nâng đỡ và bảo vệ vùng ngực, nhưng bạn vẫn mặc nó đi ngủ vào ban đêm sẽ dẫn đến ung thư tuyến sữa (nếu mặc quá 12 tiếng mỗi ngày tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người mặc ít hơn). Đó là do ngực bị chèn ép trong một thời gian dài, dịch tuyến hạch lưu thông bị tắc nghẽn làm cho các chất có hại lưu lại ở trong ngực.
Không tẩy trang
11. Mỹ phẩm lưu lại ở trên da sẽ gây tắc nghẽn cho lỗ chân lông, gây ra chướng ngại cho tuyến mồ hôi bài tiết. Thói quen này dễ hình thành nên mụn, thời gian lâu dài còn làm tổn thương cho da, đẩy nhanh tốc độ lão hóa.
Trùm chăn kín
12. Trùm chăn kín đầu khiến cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng khí. Bạn có thể bị hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, mệt mỏi, tinh thần chán nản ngay khi thức giấc. Hoặc bạn còn có thể bị mê sảng khi ngủ, thậm chí còn mơ những giấc mơ kinh dị, sợ sệt..., từ đó dễ làm cho bạn tỉnh giấc.
Mặc quá nhiều quần áo
13. Cơ thể người khi ngủ tứ chi, cơ bắp đều thư giãn. Nếu ngủ càng say thì cơ bắp càng lỏng lẻo. Mặc quá nhiều quần áo khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự thư giãn của cơ bắp toàn thân, không có lợi cho tuần hoàn máu và chức năng hô hấp. Quần áo, chăn đệm quá nhiều sẽ làm thân nhiệt tăng cao gây tiết mồ hôi ướt quần áo, sau khi ngủ dậy nếu không thay kịp sẽ dễ gây cảm lạnh.
Ngủ không tắt đệm điện
14. Nếu bật đệm điện để ngủ suốt đêm, khi ngủ dậy bạn không chỉ bị rát cổ họng và khô miệng mà còn dễ bị cảm lạnh. Nếu thời gian dùng đệm điện quá dài, nhiệt độ ở trong chăn liên tục duy trì ở nhiệt độ cao, huyết quản da sẽ phình to, đẩy nhanh tuần hoàn máu, hô hấp cũng trở nên nhanh và sâu, khả năng chống vi khuẩn gây bệnh thấp.
Trong sinh hoạt
Làm việc với máy tính quá lâu mà không thư giãn
15. Duy trì thói quen này sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, giảm sức đề kháng và dễ mắc nhiều bệnh. Để nhìn thấy một cách rõ ràng những gì hiển thị trên màn hình, mắt phải điều chỉnh liên tục do đó sẽ bị khô, mỏi mắt và nặng mi. Nếu nặng hơn, sẽ có cảm giác mắt bị mờ, có màng che ở mắt và đôi khi nhìn thấy những vết đen trên hình ảnh. Ngoài ra, bạn có thể bị rối loạn thần kinh nhẹ như lo lắng, dễ nổi nóng, khó ngủ, cơ thể mệt mỏi, mắc các bệnh về xương khớp.
Sưởi ấm chân tay bị lạnh
bên đống lửa
16 . Mùa đông, chân tay thường xuyên để lộ ra bên ngoài khiến các mạch máu co lại, lượng máu giảm đi. Nếu ngay lập tức sưởi ấm tay chân trên lửa sẽ làm cho huyết quản tê liệt, mất đi lực co hồi, gây ra hiện tượng tụ máu, các mạch máu nở to, độ thẩm thấu tăng mạnh, ứ đọng máu từng vùng, nhẹ thì gây ra lở loét, nặng thì gây ra hoại tử các tế bào.
Vừa sử dụng điện thoại
vừa đi lại
17. Thói quen di chuyển khi sử dụng điện thoại sẽ khiến cho tín hiệu nhận được mạnh yếu khác nhau, vì tín hiệu vô tuyến phụ thuộc vào vị trí của máy thu. Do vậy, sẽ dẫn tới việc có thể trong một khoảng thời gian nào đó công suất tia phát xạ sẽ tăng mạnh, rất không lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, người sử dụng điện thoại khi đang đi trên các phương tiện giao thông cũng rất nguy hiểm cho tính mạng.
Khi luyện tập
Nghỉ ngơi ngay sau khi luyện tập
18. Sau khi tập thể thao, nếu ngừng nghỉ đột ngột, tuần hoàn máu chưa kịp thích nghi, máu dồn về các cơ bắp trong khi cơ thì co lại khiến máu không được lưu thông, huyết áp giảm, xuất hiện hiện tượng thiếu máu tạm thời ở não dẫn tới biểu hiện: lo lắng hoang mang, thở dốc, đầu đau hoa mắt, mặt mũi trắng bệch hoặc choáng, sốc và đột nhiên ngất xỉu.
Tắm ngay sau khi luyện tập
19. Sau khi vận động lập tức đi tắm nước lạnh thì huyết quản sẽ co lại do bị kích thích đột ngột, ảnh hưởng tới tuần hoàn máu, đồng thời làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dẫn tới dễ bị ốm, nhiễm bệnh. Ngược lại, nếu tắm nước nóng sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu dưới da trong khi cơ bắp vẫn đang đòi hỏi khiến không đủ máu cho tim và não. Kết quả, nhẹ thì bị đầu đau hoa mắt, nặng thì choáng sốc. Lâu dài dễ mắc các bệnh mạn tính.
Ăn nhiều đồ ngọt sau khi
luyện tập
20. Cảm giác “sảng khoái” khi uống đồ ngọt sau luyện tập chỉ là tạm thời. Đường khi vào cơ thể sẽ làm tiêu hao phần lớn vitamin và bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, ăn uống không ngon, ảnh hưởng đến sự phục hồi của cơ thể sau tập luyện.
Đi bách bộ sau khi ăn
21. Sau khi ăn, dạ dày là cơ quan cần hoạt động nhiều nhất. Vì thế, việc hoạt động hay luyện tập bằng cách đi bộ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày. Nên chọn thực đơn là các món nhẹ tránh việc khó tiêu sau khi ăn. Việc vận động cũng chỉ nên nhẹ nhàng, hạn chế gây thêm sức ép cho cơ thể sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Trong làm đẹp
Dùng lưỡi liếm môi
22. Dùng lưỡi liếm môi khi môi bị khô sẽ khiến môi càng khô hơn. Vì trong nước bọt có chứa men tinh bột, tương đối dính. Nước bọt dính lên môi thì giống như thoa lớp hồ mỏng lên môi. Khi nước bọt bốc hơi hết, môi sẽ càng khô và càng dễ bị nẻ hơn. Thêm nữa, môi chìa ra bên ngoài, trên môi có dính bụi và mầm bệnh, dùng lưỡi liếm sẽ mất vệ sinh và dễ sinh bệnh.
Dùng một loại kem đánh răng quá lâu
23. Nếu dùng lâu dài một loại kem đánh răng vi khuẩn gây bệnh trong miệng sẽ dần dần sinh kháng thuốc. Đồng thời, nó có thể còn làm cho một số vi khuẩn có ích bị giết, dẫn đến lây bệnh. Ngoài ra, một số kem đánh răng còn có sắc tố, có thể làm răng mất trắng bóng nếu “trung thành” với chúng.
Thoa quá nhiều kem dưỡng ẩm lên da
24. Da muốn đẹp thì phải có đủ độ ẩm. Vì vậy, để giữ cho da được dưỡng ẩm mọi lúc, nhiều chị em đã phết lên da mặt một lượng kem rất dày dẫn đến việc các lỗ chân lông bị bít kín, da không thể điều tiết và trở nên nhờn bóng, sần sùi mụn.
Phơi nắng
25. Đây là thói quen làm hỏng da tồi tệ nhất. Nếu bạn muốn phơi mình dưới nắng thì hãy chỉ chọn khoảng thời gian nắng sớm hoặc chiều muộn. Còn nếu bạn muốn có làn da cháy nắng thì có thể đến các trung tâm làm đẹp chuyên nghiệp để đổi màu da cho mình.
Tẩy da mặt quá nhiều
26. Tẩy sạch tế bào chết, loại bỏ bụi bẩn, chất cặn bã của da là điều kiện cần để tạo nên làn da khỏe mạnh nhưng điều này không có nghĩa là khi càng được tẩy sạch thì da càng đẹp. Tẩy rửa quá nhiều sẽ làm da mất lớp ẩm tự nhiên và làm cho da trở nên khô ráp.
Không thoa kem chống nắng
27. Khoảng 80% thời gian phơi mình dưới nắng hàng năm của bạn xảy ra vào những bối cảnh vô tình như từ nhà ra bến xe buýt, đi ăn trưa hay chạy qua bên đường mua vài thứ vặt vãnh. Kem chống nắng là hàng rào bảo vệ da bạn hữu hiệu cho tính hay quên của bạn.
Dùng mỹ phẩm cũ
28. Theo thời gian, những chất bảo quản của mỹ phẩm hết tác dụng, các thành phần tích cực của mỹ phẩm trở nên phân hủy gây nên các vấn đề cho da. Khi dùng mascara cũ, bạn có thể truyền vi khuẩn vào mắt.
Dùng chung đồ trang điểm
29. Với các bác sĩ da liễu, đây là một nguy cơ lan truyền bệnh cảm cúm hay chốc lở nhanh hơn bao giờ hết.
Lạm dụng xông hơi
30. Mọi người xông hơi với niềm tin rằng họ đang làm cho các lỗ chân lông được mở rộng và những cặn bã, bụi bẩn theo đó sẽ bong ra ngoài. Nhưng thực tế là bạn có thể lại gặp phải triệu chứng không mong đợi như một làn da đỏ ửng do những mao dẫn bị giãn nở. Hơn nữa nếu bạn bỏ qua hoặc chỉ làm cho xong khâu chăm sóc da sau khi xông hơi (như làm se lỗ chân lông, massage dưỡng ẩm…) thì bạn cũng khiến cho lần xông hơi đó vô tác dụng.
Sử dụng quá nhiều sản phẩm
cho tóc
31. Khi sử dụng quá nhiều sản phẩm hóa học để dưỡng tóc tác dụng sẽ ngược lại. Dầu gội, gel, kem giữ ẩm và kem ủ khiến cho tóc mềm nhũn và không còn sinh động tự nhiên được nữa. Việc phủ lên đầu bạn quá nhiều hóa chất cũng có thể khiến da đầu bạn nổi mụn, đặc biệt là ở trán, nơi các hóa chất cho tóc có thể rớt xuống.
Chải tóc bằng lược bẩn
32. Một trong những nguyên nhân khiến tóc bạn nhanh bẩn dù bạn đã dùng các loại dầu gội đắt tiền đó là bạn dùng chiếc lược bẩn. Bạn đã mất công đầu tư nhiều tiền cho các loại dầu dưỡng tóc thì cũng nên vệ sinh chiếc lược thường xuyên để mái tóc được chăm sóc toàn diện.
Nặn mụn đầu đen
33. Thói quen này sẽ khiến da mặt bị tổn thương, mụn có khi lan rộng hoặc để lại sẹo nhỏ trên mặt. Mụn sẽ không hết mà các loại vi khuẩn sẽ ăn sâu hơn vào trong da và gây nên viêm nhiễm hoặc sưng tấy. Thay vì dùng tay nặn mụn, bạn có thể mua mặt nạ đất sét, bùn hoặc mặt nạ trái cây có tác dụng lột nhẹ. Với cách làm này, mụn sẽ không bị lây lan và da sẽ không bị tổn thương.
Không dùng sữa rửa mặt vào
buổi sáng sau khi ngủ dậy
34. Nhiều người nghĩ rằng khi đi ngủ da mặt cũng ngủ, trong nhà lại sạch sẽ không có khói bụi như ban ngày nên họ thường chỉ rửa mặt bằng nước lã mà không dùng sữa rửa mặt khi ngủ dậy. Thực tế là sau một đêm ngủ dậy, da sẽ rất nhờn và có nhiều tế bào da bị lão hóa xuất hiện. Hơn nữa, chăn và gối cũng là môi trường để vi khuẩn và chất bụi bẩn xâm nhập da mặt.
Vừa đắp mặt nạ vừa làm việc nhà
35 . Nhiều bạn nữ muốn tiết kiệm thời gian nên tranh thủ vừa đắp mặt nạ vừa lau dọn nhà cửa. Nhưng làm như thế không khoa học. Vì khi hoạt động, cơ thịt không được thả lỏng nên ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng đối với da. Ngoài ra, khi làm việc nhà, bụi bẩn dễ bám vào thành mặt nạ đắp mặt.
Khi chăm sóc bé
Cho bé ngậm đầu vú cao su
36. Ngậm vú cao su thường xuyên có thể làm cho răng bé bị biến dạng, tạo thành hàm răng mọc không đều. Mặt khác, khi bé ngậm vú, miệng và dạ dày thông qua phản xạ thần kinh, không ngừng tiết dịch tiêu hóa, đến khi được ăn sữa thật sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị, sự hấp thu và tiêu hóa thức ăn. Đó là chưa kể, vú cao su sẽ làm cho một lượng không khí lớn vào trong dạ dày và tá tràng, dễ làm cho trướng bụng, bị trớ và đau bụng. Thời gian kéo dài sẽ làm cho bé bị suy dinh dưỡng.
Cho bé sơ sinh mặc áo len
37. Áo len, áo khoác và áo bẻ cổ đều không hợp với bé sơ sinh. Đây là giai đoạn phát triển nhanh, cơ năng của các khí quản, các hệ thống còn chưa hoàn thiện, non nớt, phản ứng đối với kích thích bên ngoài rất mẫn cảm, năng lực đề kháng vi khuẩn và ô nhiễm kém.
Hơn nữa, áo len có nhiều sợi bông, khi bị sữa dính vào sẽ bị cứng, có thể kích thích da cổ làm cho cảm nhiễm.
Để bé ngủ trong phòng có điều hòa
38. Phòng điều hòa, không có không khí tươi mới nên lượng oxy rất ít, vi sinh vật gây bệnh dễ sinh sôi nảy nở trong khi sức đề kháng của trẻ còn non nớt. Trẻ sẽ dễ bị ốm do nóng lạnh thất thường trong khi đường hô hấp chưa phát triển toàn diện.
Tắm quá nhiều
39. Da bé rất nhạy cảm với chất sừng mềm và mỏng. Tắm quá nhiều hoặc sử dụng xà phòng có tính kiềm mạnh thì sẽ làm trôi mất lớp mỡ trên bề mặt da và giảm chức năng kháng khuẩn tự nhiên của da.
Cho bé nằm gối cao
40 . Gối đầu quá cao hay quá thấp đều không tốt cho trẻ sơ sinh. Đầu của bé sơ sinh tương đối to, nếu gối quá thấp dễ làm cho bé bị trớ, nhưng nếu gối quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến việc hô hấp của bé. Gối thích hợp với bé cao khoảng 3-4cm. Cần thay đổi độ cao cho gối khi bé lớn dần.
0 nhận xét :
Post a Comment