Tuesday, December 6, 2016

9 chiêu hay giúp Wi-Fi nhà bạn 'phi nước đại'

Nguyên nhân thì có nhiều, một trong số đó đến từ chính... chúng ta. Vậy phải làm sao để tăng tốc độ cho Wi-Fi trong nhà? Hầu hết những cách thức để làm việc đó đều vô cùng đơn giản, nhưng hiệu quả thì không nhỏ.
Khởi động lại Router (bộ định tuyến)
Hãy mạnh dạn... khởi động lại router khi nhận thấy tốc độ mạng wifi nhà mình có dấu hiệu chậm, không ổn định. 
Thao tác rất đơn giản: rút dây cáp mạng Internet, rút nguồn của Router khỏi ổ cắm điện, đợi 30 giây (có thể lâu hơn nếu bạn cảm thấy cục router có dấu hiệu nóng quá) sau đó cắm điện cùng cáp trở lại.
  
 
Đây là cách "nguyên thuỷ" nhất nhưng cũng đồng thời là cách cực kì hiệu quả. Thậm chí khi cài đặt mạng cho khách hàng, một số nhân viên kĩ thuật cũng thường xuyên nhắc đến thủ thuật này cho người sử dụng để dùng nếu như mạng bị chậm, lag,... 
Hãy kiểm tra các jack cắm đã khít chưa, và đừng quên chờ cho đến khi biểu tượng Internet (hình quả địa cầu) sáng trở lại. Giờ thì bật web lên và sử dụng lại như bình thường thôi.
Vô hiệu hóa hoặc di chuyển các giao thức cũ không dây
Bản thân Wi-Fi có thể hoạt động trên các tần số khác nhau và tự động đổi tần số để giảm đi độ nhiễm sóng, dù vậy sóng Wi-Fi có thể bị bị ảnh hưởng khi bị đặt cạnh những thiết bị không dây khác như: điện thoại, loa hay lò vi sóng. 
  
 
Vì những thiết bị đó sử dụng cùng tần số sóng 2.4 Ghz giống như Wi-Fi vậy. Nên để đảm bảo nhiễm sóng làm Wi-Fi trở nên chậm chạp hãy đặt những thiết bị như điện thoại không dây cũ ra xa bộ phát Wi-Fi của nhà mình.
Để sóng Wi-Fi thoải mái phát đi mà không cần cạnh tranh hãy đảm bảo an toàn cho nơi mà router của bạn đang tọa lạc.
Đặt Router phù hợp
Nếu như Router nhà bạn đang đặt sau cột nhà, trong phòng kín thì hãy nhanh chóng thu xếp một nơi ẩn náu khác cho nó. 
Giống như trên, sóng Wi-Fi có khả năng xuyên qua các vật thể trong nhà, nhưng không phải vì vậy mà ở đâu cũng nhận được tín hiệu Wi-Fi tốt. 
Sóng Wi-Fi sẽ bị ảnh hưởng sau khi xuyên qua các lớp tường với dây kim loại, sắt thép bên trong. Vậy nên chỉ cần xuyên qua một lớp tường thôi thì tín hiệu Wi-Fi cũng sẽ giảm đi, thậm chí “bật vô âm tín” là chuyện bình thường.
  
 
Tham khảo hình này để tìm ra địa thế hợp lý nhất cho cục Router nhà bạn
Do đó, để mọi nơi trong nhà đều bắt được sóng Wi-Fi hãy đặt cục Router của nhà bạn ở nơi có không giản mở nhất, và càng trung tâm càng tốt. Và đừng quên “tư thế” của ăng-ten của Router phải hướng thẳng lên giúp nó phủ tín hiệu Wi-Fi mạnh nhất.
Kiểm tra các đường truyền mạng trong nhà
Thêm một lý do nữa khiến Wi-Fi nhà bạn bỗng nhiên "chậm như rùa", đó là do có người đang tải Torent, IDM hay một dịch vụ mạng download nào đó. Các công cụ trên sẽ “ngốn” hết băng thông Internet nhà bạn, lúc ấy chỉ việc lướt web thôi cũng sẽ không dễ dàng chút nào.
Sử dụng các bộ kích sóng
Như đã trình bày thì ngoài việc bị ảnh hưởng sau khi xuyên qua các lớp tường, Wi-Fi còn có giới hạn không gian nhất định cho tầm phát sóng mà mọi người nên biết. 
Những bộ phát sóng thường chỉ đảm nhiệm việc phủ sóng cho 2 tầng liền kề, với điều kiện thích hợp. Vậy nên các bộ kích sóng (khuếch đại sóng) là cứu cánh cho những trường hợp nhà quá rộng hay tòa nhà quá cao.
  
Wifi 4.png
Hình ảnh một bộ khuếch đại sóng Wi-Fi
Tuỳ theo diện tích căn nhà hoặc tòa nhà, hãy phân bổ vị trí đặt các bộ kích sóng này một cách hợp lí để sóng Wi-Fi có thể toả khắp nơi. Giờ thì dù ngồi ở đâu bạn vẫn sẽ luôn nhận được sóng Wi-Fi "full vạch". 
Tuy nhiên cần lưu ý là các bộ kích sóng này chỉ có tác dụng lan toả tín hiệu Wi-Fi ra khắp nhà của bạn, chúng không có tác dụng làm Wi-Fi của nhà bạn trở nên mạnh hơn đâu nhé.
Thử tập trung tín hiệu bằng vỏ lon bia
Ngoài ra bạn có thể tái sử dụng những lon nước ngọt hoặc vỏ lon bia vừa bảo vệ môi trường, lại vừa có Wi-Fi mạnh. 
Do một số bề mặt kim loại phản xạ lại tín hiệu Wifi, làm gián đoạn đường truyền của mạng không dây khi thiết bị sử dụng một ăng-ten đẳng hướng. Mục đích là hướng tín hiệu về phía máy tính hay bàn làm việc, phòng ngủ của mình.
Cách làm khá đơn giản, bạn dùng kéo để cắt vỏ lon bia sao cho trông giống như một đĩa radar. Lật úp miệng vỏ bia vừa cắt qua cái ăng-ten của Router và cố định nó lại bằng một chút băng dính, nhớ xoay hướng của parabol về phía cần phát đi xa nhất là được. 
 
Điểm bất cập khi sử dụng thiết bị tự chế này là bạn phải "hi sinh" vùng phủ sóng ở phía bên kia, bù lại chúng ta có thể tăng cường tín hiệu Wi-Fi lên.
Đổi kênh Wi-Fi
Hiện nay Wi-Fi là một phần không thể thiếu trong đời sống của chúng ta. Nó có mặt khắp mọi nơi giúp thuận tiện cho việc trao đổi thông tin, hỗ trợ cho công việc. Có điều cũng chính từ sự tiện ích đó lại gây ra không ít rắc rối, vì các sóng Wi-Fi chồng chéo lên nhau.
  
 
Chọn channel khác
Để khắc phục tình trạng này không phải là "vô phương". Bạn đăng nhập vào Router từ web bằng tài khoản cung cấp từ nhà mạng. 
Tuỳ theo chủng loại Router mà các bạn sẽ có cách cấu hình khác nhau, bạn có thể tham khảo tài liệu đi kèm hoặc dò tìm để thấy một mục có tên là Wireless Channel để lựa chọn đổi channel. 
Tuy nhiên bạn nên sử dụng các phần mềm hỗ trợ như inSSIDer dành cho Windows hay Analyzer dành cho các thiết bị Android để kiểm tra xem channel mạng nào đủ tốt để bạn lựa chọn.
Cập nhật phần mềm Router
Tất cả các thiết bị điện tử đều thường xuyên cập nhật phiên bản mới, Router cũng vậy. Các hãng sản xuất khuyến cáo nên cập nhật firmware thường xuyên. 
Tuy mục tiêu chính của những bản cập nhật là để vá lỗi bảo mật và không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ nhưng nó vẫn giúp bạn cải thiện được tốc độ Wi-Fi, nhất là khi bạn thường xuyên cập nhật.
Liên hệ với ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet)
Sau những tình huống có thể tự khắc phục được, và lí do đến từ chúng ta thì đối lúc nó đến từ ISP tổng. Với nhiều lí do như: do thời tiết, do quá tải hay gần đây “trào lưu” mới nổi là... đứt cáp. 
Riêng việc bị đứt cáp biền thì rất khó để thay đổi tình hình, thì trong phần lớn trường hợp bạn đều có thể gọi điện lên tổng đài và yêu cầu giúp đỡ. Các nhân viên ở nhà mạng sẽ không phiền khi hỗ trợ cho bạn đâu. 
Để chắc chắn là mình sẽ nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các nhân viên của nhà mạng, hãy thử qua những cách trên để chắc chắn vấn đề không đến từ chúng ta. 
Và hãy sử dụng các công cụ kiểm tra đường truyền mạng (SpeedTest chẳng hạn) để check lại tốc độ mạng của bạn. Nhất là khi kiểm tra và thấy tốc độ mạng nhà bạn thấp hơn nhiều so với gói dữ liệu mà bạn đăng kí.

0 nhận xét :