Lần đầu tiên một tổ chức chuyên đánh giá về tham nhũng được thực hiện công khai một khảo sát để biết nhận thức của giới trẻ Việt Nam về vấn nạn này.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế cùng đơn vị liên lạc của họ ở Việt Nam, Hướng tới Minh bạch, và một số tổ chức khác công bố ngày hôm nay nghiên cứu mang tựa "Liêm chính trong thanh niên Việt Nam".
Họ phỏng vấn 1022 thanh niên trong độ tuổi 15-30 ở 11, tỉnh, thành phố, từ tháng Tám đến tháng 12 năm 2010.
Mặc dù khảo sát cho thấy đa số thanh niên đồng ý về tầm quan trọng của sự liêm chính, nhưng quan điểm của họ cũng thay đổi tùy tình huống cụ thể.
Ví dụ, khi phải đưa thêm tiền hay quà biếu tại bệnh viện để được chăm sóc tốt hơn, 32% người được hỏi cho rằng hành vi đó không sai.
35% sẵn sàng nới lỏng định nghĩa về sự liêm chính khi điều đó mang lại lợi ích kinh tế.
60% thanh niên nói sẽ tố cáo tham nhũng, nhưng trong số này lại chỉ có 4% đã từng tố cáo.
Lý do chính mà họ không tố cáo tham nhũng vì cho rằng "đó không phải là việc của tôi" hay "có tố cáo cũng chẳng giải quyết được gì".
Tham nhũng có vẻ đã được xem là hiện tượng bình thường trong xã hội, vì hầu như không có khác biệt giữa câu trả lời của những người trẻ từng là nạn nhân của tham nhũng và những người chưa từng thấy tham nhũng.
Ảnh hưởng thông tin
Theo khảo sát, nguồn thông tin chính thống (tivi và đài) giữ vai trò quan trọng nhất để hình thành quan điểm của thanh niên Việt Nam về sự trung thực (89%).
Tiếp theo là gia đình (80%), và bạn bè, đồng nghiệp (76%). Chỉ có 39% người được hỏi cho biết internet là nguồn hình thành nên quan điểm của họ về liêm chính.
Khảo sát này cho biết thanh niên có trình độc học vấn thấp thì dễ đồng ý hay chấp nhận những hành vi tham nhũng hơn, và cũng ít tố cáo tham nhũng hơn.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế, và các tác giả khảo sát, khuyến nghị tập trung nỗ lực phòng chống tham nhũng vào những lĩnh vực và nhóm đối tượng có nguy cơ nhất như khu vực thành thị, ngành cảnh sát hay y tế.
Họ cũng cho rằng cần tuyên dương, động viên bằng hình thức cụ thể với những thanh niên trung thực để đưa giới trẻ thành nhân tố góp phần giảm tham nhũng tại Việt Nam.
Theo thống kê, trên 55% dân số Việt Nam hiện nay ở độ tuổi dưới 30
Tổ chức Minh bạch Quốc tế cùng đơn vị liên lạc của họ ở Việt Nam, Hướng tới Minh bạch, và một số tổ chức khác công bố ngày hôm nay nghiên cứu mang tựa "Liêm chính trong thanh niên Việt Nam".
Họ phỏng vấn 1022 thanh niên trong độ tuổi 15-30 ở 11, tỉnh, thành phố, từ tháng Tám đến tháng 12 năm 2010.
Mặc dù khảo sát cho thấy đa số thanh niên đồng ý về tầm quan trọng của sự liêm chính, nhưng quan điểm của họ cũng thay đổi tùy tình huống cụ thể.
Ví dụ, khi phải đưa thêm tiền hay quà biếu tại bệnh viện để được chăm sóc tốt hơn, 32% người được hỏi cho rằng hành vi đó không sai.
35% sẵn sàng nới lỏng định nghĩa về sự liêm chính khi điều đó mang lại lợi ích kinh tế.
60% thanh niên nói sẽ tố cáo tham nhũng, nhưng trong số này lại chỉ có 4% đã từng tố cáo.
Lý do chính mà họ không tố cáo tham nhũng vì cho rằng "đó không phải là việc của tôi" hay "có tố cáo cũng chẳng giải quyết được gì".
Tham nhũng có vẻ đã được xem là hiện tượng bình thường trong xã hội, vì hầu như không có khác biệt giữa câu trả lời của những người trẻ từng là nạn nhân của tham nhũng và những người chưa từng thấy tham nhũng.
Ảnh hưởng thông tin
Theo khảo sát, nguồn thông tin chính thống (tivi và đài) giữ vai trò quan trọng nhất để hình thành quan điểm của thanh niên Việt Nam về sự trung thực (89%).
Tiếp theo là gia đình (80%), và bạn bè, đồng nghiệp (76%). Chỉ có 39% người được hỏi cho biết internet là nguồn hình thành nên quan điểm của họ về liêm chính.
Khảo sát này cho biết thanh niên có trình độc học vấn thấp thì dễ đồng ý hay chấp nhận những hành vi tham nhũng hơn, và cũng ít tố cáo tham nhũng hơn.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế, và các tác giả khảo sát, khuyến nghị tập trung nỗ lực phòng chống tham nhũng vào những lĩnh vực và nhóm đối tượng có nguy cơ nhất như khu vực thành thị, ngành cảnh sát hay y tế.
Họ cũng cho rằng cần tuyên dương, động viên bằng hình thức cụ thể với những thanh niên trung thực để đưa giới trẻ thành nhân tố góp phần giảm tham nhũng tại Việt Nam.
Theo thống kê, trên 55% dân số Việt Nam hiện nay ở độ tuổi dưới 30
0 nhận xét :
Post a Comment