Mỗi độ hè về, đi ngang mấy cổng trường thấy xe bán đồ chua có thêm món chùm ruột ngâm muối đường chấm muối ớt hay những xâu mứt chùm ruột màu đỏ tươi bày bán, tôi lại quay quắt nhớ những kỷ niệm tuổi thơ nơi quê nhà.
Chùm ruột lúc lỉu trên cây trông đã phát thèm - Ảnh: T.Tâm
Thuở ấy, trước sân nhà nội tôi có trồng một cây chùm ruột sum sê, cành đeo đặc trái trông thật bắt mắt. Cứ đến trưa, cả nhà yên giấc, tôi lại rủ bạn bè leo cây hái chùm ruột đâm nhuyễn ăn với nước mắm đường thật vui. Có khi cười đùa to tiếng, nội thức giấc mắng cho một trận nên thân, nhưng chứng nào tật nấy vẫn không chừa.
Tôi còn nhớ nội thường nói “đồ chua ai thấy cũng thèm, nhưng tụi bây phải cẩn thận đứng dưới mà hái, đừng trèo cao vì nhánh chùm ruột giòn lắm, dễ gãy, không may té thì rất nguy hiểm". Những kỷ niệm tuổi thơ ấy nay đã trở thành hoài niệm...
Theo y học hiện đại, trong 100 gam trái chùm ruột có chứa 4,6 mg vitamin C, 5,4 mg calcium, 0,155g chất đạm, 0,8g chất xơ… Vỏ và rễ có chứa 18% tanin, saponin, acid gallic và một chất kết tinh... Theo y học cổ truyền, bộ phận trái, lá, vỏ hoặc rễ chùm ruột đều có dược tính. Trái có tác dụng giải nhiệt, bổ gan, bổ máu, làm da mịn màng. Lá đun nước tắm chữa bệnh ngoài da. Vỏ thân cây có khả năng tiêu độc, trị ung nhọt, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc rắn...
Chùm ruột (còn gọi là tầm duột, chùm duột, tầm ruột) là loại cây thân gỗ cao, to khoảng 5-6m, thích hợp với khí hậu nóng và hầu như có mặt khắp nơi vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây có lá kép màu xanh ở mặt trên, xám ở mặt dưới, dài khoảng 4-5cm, nhánh có vỏ màu xám mang nhiều vết sẹo những nhành lá đã rụng. Cây ra hoa từ tháng 12 đến tháng 3-5, mùa trái chín vào khoảng tháng 6-8.
Cây chùm ruột có 2 loại trái, ngọt và chua. Trái ngọt thường dùng ăn sống, còn trái chua thường dùng làm gia vị (trái nấu canh chua, lá non dùng gói nem rất tuyệt), làm mứt hay ngâm rượu.
Và đối với các bà nội trợ miền Tây phải kể đến món chùm ruột nấu canh chua cá rô, chùm ruột ngâm rượu hoặc mứt chùm ruột cho con cháu ăn trong những ngày hè.
Làm món canh chua cá rô cũng giống như món canh chua truyền thống của người miền Tây, gia vị thay vì me hoặc các chất có vị chua khác thì thay bằng chùm ruột. Chỉ cần bắc nồi nước lên bếp nấu sôi, cho chùm ruột vào vải the đập giập bỏ vào nồi nước sôi cho hòa tan. Nêm nếm gia vị muối, đường, một ít bột ngọt vừa ăn, rồi cho cá rô vào nấu vừa chín tới.
Kế đến, cho đậu bắp, cà chua, cù nèo và cuối cùng thêm rau thơm, tỏi phi vào, nêm nếm lần cuối nhắc xuống, múc ra tô, chuẩn bị một chén nước mắm nguyên chất trong đó có vài trái ớt hiểm chín là xong.
Tôi còn nhớ nội thường nói “đồ chua ai thấy cũng thèm, nhưng tụi bây phải cẩn thận đứng dưới mà hái, đừng trèo cao vì nhánh chùm ruột giòn lắm, dễ gãy, không may té thì rất nguy hiểm". Những kỷ niệm tuổi thơ ấy nay đã trở thành hoài niệm...
Theo y học hiện đại, trong 100 gam trái chùm ruột có chứa 4,6 mg vitamin C, 5,4 mg calcium, 0,155g chất đạm, 0,8g chất xơ… Vỏ và rễ có chứa 18% tanin, saponin, acid gallic và một chất kết tinh... Theo y học cổ truyền, bộ phận trái, lá, vỏ hoặc rễ chùm ruột đều có dược tính. Trái có tác dụng giải nhiệt, bổ gan, bổ máu, làm da mịn màng. Lá đun nước tắm chữa bệnh ngoài da. Vỏ thân cây có khả năng tiêu độc, trị ung nhọt, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc rắn...
Chùm ruột (còn gọi là tầm duột, chùm duột, tầm ruột) là loại cây thân gỗ cao, to khoảng 5-6m, thích hợp với khí hậu nóng và hầu như có mặt khắp nơi vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây có lá kép màu xanh ở mặt trên, xám ở mặt dưới, dài khoảng 4-5cm, nhánh có vỏ màu xám mang nhiều vết sẹo những nhành lá đã rụng. Cây ra hoa từ tháng 12 đến tháng 3-5, mùa trái chín vào khoảng tháng 6-8.
Cây chùm ruột có 2 loại trái, ngọt và chua. Trái ngọt thường dùng ăn sống, còn trái chua thường dùng làm gia vị (trái nấu canh chua, lá non dùng gói nem rất tuyệt), làm mứt hay ngâm rượu.
Và đối với các bà nội trợ miền Tây phải kể đến món chùm ruột nấu canh chua cá rô, chùm ruột ngâm rượu hoặc mứt chùm ruột cho con cháu ăn trong những ngày hè.
Làm món canh chua cá rô cũng giống như món canh chua truyền thống của người miền Tây, gia vị thay vì me hoặc các chất có vị chua khác thì thay bằng chùm ruột. Chỉ cần bắc nồi nước lên bếp nấu sôi, cho chùm ruột vào vải the đập giập bỏ vào nồi nước sôi cho hòa tan. Nêm nếm gia vị muối, đường, một ít bột ngọt vừa ăn, rồi cho cá rô vào nấu vừa chín tới.
Kế đến, cho đậu bắp, cà chua, cù nèo và cuối cùng thêm rau thơm, tỏi phi vào, nêm nếm lần cuối nhắc xuống, múc ra tô, chuẩn bị một chén nước mắm nguyên chất trong đó có vài trái ớt hiểm chín là xong.
Canh chua cá rô đồng thơm ngon hấp dẫn - Ảnh: T.Tâm
Giẽ miếng thịt cá rô chấm vào chén nước mắm cho vào miệng nhai chậm rãi. Vị dai, béo, ngọt của cá lan tỏa vào miệng. Chan miếng canh chua chùm ruột vào chén cơm lua một hơi sẽ cảm nhận một vị “chua thanh đặc trưng”, ngon không lẫn vào đâu được.
Riêng ông tôi thì rất thích món chùm ruột ngâm rượu. Theo ông, món rượu chùm ruột ngâm rất bổ dưỡng vì trị được nhức mỏi, căn bệnh của tuổi già. Hiểu ý ông, cứ đến mùa chùm ruột chín thể nào bà tôi cũng làm sẵn một keo để ông dùng trong bữa cơm.
Làm món chùm ruột ngâm rượu đơn giản, dễ dàng. Chùm ruột chua già hái xuống rửa sạch để ra rổ cho ráo. Cho chùm ruột vào keo, cứ 1 lớp chùm ruột 1 lớp đường cát rồi đem phơi nhiều nắng cho lên men. Khoảng nửa tháng, khi đường và nước chùm ruột hòa tan có màu vàng nhạt, chỉ cần lược lấy nước cho vào chai là được.
Thông lệ, mỗi bữa ăn ông tôi thường lấy chai rượu chùm ruột ngâm trên tủ xuống, rót vào cái chung nhỏ làm “đánh trót” một cái đầy vẻ sảng khoái...
Riêng ông tôi thì rất thích món chùm ruột ngâm rượu. Theo ông, món rượu chùm ruột ngâm rất bổ dưỡng vì trị được nhức mỏi, căn bệnh của tuổi già. Hiểu ý ông, cứ đến mùa chùm ruột chín thể nào bà tôi cũng làm sẵn một keo để ông dùng trong bữa cơm.
Làm món chùm ruột ngâm rượu đơn giản, dễ dàng. Chùm ruột chua già hái xuống rửa sạch để ra rổ cho ráo. Cho chùm ruột vào keo, cứ 1 lớp chùm ruột 1 lớp đường cát rồi đem phơi nhiều nắng cho lên men. Khoảng nửa tháng, khi đường và nước chùm ruột hòa tan có màu vàng nhạt, chỉ cần lược lấy nước cho vào chai là được.
Thông lệ, mỗi bữa ăn ông tôi thường lấy chai rượu chùm ruột ngâm trên tủ xuống, rót vào cái chung nhỏ làm “đánh trót” một cái đầy vẻ sảng khoái...
Chùm ruột ngâm rượu - Ảnh: T.Tâm
Còn tôi, vốn bản tính “hảo chua ngọt” nên bà tôi thường làm món mứt chùm ruột cho chúng tôi ăn trong những buổi trưa hè. Làm món này không khó, nhưng tốn công. Phải lựa những trái chùm ruột già, trái to, rửa sạch. Cho chùm ruột vào rổ, dùng đáy dĩa hoặc tấm thớt chà nhẹ cho chùm ruột giập sơ chảy bớt chất chua, nhưng không được chà mạnh tay để trái giập bể, khi sên mứt không đẹp.
Xả nước lạnh vài lần tùy sở thích chua nhiều hay ít, vắt ráo. Cho đường cát vào nồi cùng 1 ly nhỏ sirô đỏ với một tỉ lệ nhất định cho có mùi thơm và màu sắc bắt mắt. Đổ chùm ruột đã sơ chế vào nồi với ngọn lửa liu riu. Dùng đũa sên đều cho đến khi nước đường rút vào sền sệt thì nhắc xuống…
Còn gì thích thú bằng những buổi trưa hè được thưởng thức món mứt chùm ruột thơm ngon, đầy hấp dẫn. Chỉ cần dùng que tre ghim một trái cho vào miệng nhai chậm rãi. Vị ngọt của đường, vị chua nhẹ của chùm ruột khiến ta vui miệng và quên thôi, dĩa mứt chùm ruột cứ vơi dần lúc nào không hay biết.
Xả nước lạnh vài lần tùy sở thích chua nhiều hay ít, vắt ráo. Cho đường cát vào nồi cùng 1 ly nhỏ sirô đỏ với một tỉ lệ nhất định cho có mùi thơm và màu sắc bắt mắt. Đổ chùm ruột đã sơ chế vào nồi với ngọn lửa liu riu. Dùng đũa sên đều cho đến khi nước đường rút vào sền sệt thì nhắc xuống…
Còn gì thích thú bằng những buổi trưa hè được thưởng thức món mứt chùm ruột thơm ngon, đầy hấp dẫn. Chỉ cần dùng que tre ghim một trái cho vào miệng nhai chậm rãi. Vị ngọt của đường, vị chua nhẹ của chùm ruột khiến ta vui miệng và quên thôi, dĩa mứt chùm ruột cứ vơi dần lúc nào không hay biết.
0 nhận xét :
Post a Comment